Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Đức Chúa Ông trong chùa là ai

      Mọi người đi chùa, thường không lạ Đức Chúa Ông. Đức Chúa Ông thường được thờ ở bên phải của ban Tam Bảo. Đức Chúa Ông tên thật là Tu Đạt Đa, còn được gọi là Cấp Cô Độc.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Liên Phái, ngôi chùa chuyên xem TRÙNG TANG

      Chùa Liên Phái nằm tại Ngõ Chùa Liên Phái, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nơi đây là tổ đình của Thiền phái Liên Tông. Liên Phái là tên của chùa từ năm 1840, trước đó chùa có tên là Liên Hoa rồi Liên Tông.

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Chùa Hà - Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội

      Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, tọa lạc ngay trên phố Chùa Hà  thuộc Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là ngôi chùa nổi tiếng về cầu duyên tại Hà Nội.

Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Chùa Tứ Kỳ - Ngôi chùa linh thiêng

       Chùa Tứ Kỳ tên chữ Linh Tiên tự là một ngôi chùa làng, có từ cuối thế kỷ 17. Chùa tọa lạc tại số 8 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là một trong các ngôi chùa thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội.

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Chùa Hàm Long - Ngôi chùa kỳ dị chuyên nhốt vong bị trùng tang

    Chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh) cách Hà Nội 40 km, nằm trên đường Bắc Ninh đi Phả Lại. 
    Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, bởi ngôi chùa chuyên "nhốt vong bị trùng tang" lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, có thể nói đây là Đệ Nhất Chùa nhốt vong bị trùng tang.

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Đền Sinh - Ngôi đền kỳ lạ - Ngôi đền cầu con

       Đền Sinh, hay còn gọi là đền Mẫu Sinh ở thôn An Mô (xã Lê Lợi, Chí Linh, Hải Dương) xưa nay được mệnh danh là nơi "ban con" rất linh thiêng cho những cặp vợ chồng không may vướng phải cảnh hiếm muộn. 

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Đền Quán Thánh - Ngôi đền linh thiêng

        Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán. Đền Quán Thánh thờ thần Trấn Vũ nên còn được gọi là Đền Trấn Vũ ( đọc chệch Đền Trấn Võ).
        Đền Quán Thánh là một trong tứ trấn linh thiêng của thành Thăng Long ngày xưa. Đền Quán Thánh trấn ở phương bắc nên còn gọi là Bắc Trấn Linh Từ.
        Đền Trấn Vũ nằm ngã tư cắt giữa đầu đường Thanh Niên và phố Quán Thánh, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. 

Tứ trấn thành Thăng Long là những đền nào

       Bốn ngôi đền đó là: Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành).
Đền Quán Thánh xưa. Đây là những ngôi đền linh thiêng của thành Thăng Long.

Lịch sử đền Quán Thánh

      Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Nhưng theo cuốn Kiến trúc cổ Việt Nam, thì đền được khởi dựng năm 1012.
      Đời vua Lê Hy Tông. Trịnh Tạc ủy cho con là Trịnh Căn chủ trì việc đúc pho tượng Thánh Trấn Vũ bằng đồng thay cho tượng gỗ.
      Năm 1794, đời vua Quang Toản, viên Đô đốc Tây Sơn là Lê Văn Ngữ cho đúc chiếc khánh đồng lớn.


      Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm đền và ban tiền đúc vòng vàng đeo cho tượng Trấn Vũ.
      Năm 1962, Đền được công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia.

Thần Trấn Vũ là ai

        Thần Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh... Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông...
      Tương truyền thời Vua An Dương Vương xây thành cứ ngày đắp, đêm lại bị đổ vì yêu ma Bạch Kê Tinh phá hoại. Sử sách chép rằng: “Ngày Tinh Gà Trắng trú ẩn ở núi Thất Diệu, đêm lại xuất hiện. Vua không có cách nào trừ khử bèn lập đàn cầu khẩn, được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy (tức sứ Thanh Giang) hiện ra mách bảo kế giết Bạch Kê Tinh nên thành ốc mới xây xong”.


       Lý Thái Tổ sau khi dời đô ra Thăng Long đã đến núi Sái cầu Huyền Thiên và sinh được hoàng tử. Thấy công đức của Huyền Thiên rất to lớn, Nhà Vua đã cho xây đền Trấn Vũ (tức đền Quán Thánh) ở phía bắc kinh thành, xin rước hiệu duệ Huyền Thiên về ở đó để thờ. Đền Quán Thánh được coi như trấn Bắc Thăng Long từ đó.
      Đến thời Pháp, người Pháp nhiều lần định phá hủy tượng thần, hun nóng cho chảy ra lấy đồng nhưng không thể nung chảy được, quân lính cũng liên tục bị bệnh ốm chết, phải bỏ chạy.
      Có lần quân Pháp càn, cán bộ cách mạng còn chui vào trong đền, nằm gọn dưới chân tượng thần Trấn Vũ. Địch vào sục sạo một hồi nhưng không phát hiện được, sau cũng không dám làm càn chốn uy nghiêm nên cán bộ thoát.

Nét đặc sắc của đền Trấn Vũ

      Có lẽ đặc sắc nhất của Đền Trấn Vũ là tượng của thần Trấn Vũ. Trước kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ, đến năm 1677 được đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao 3,07m, chu vi 8 m, nặng 4 tấn. Tượng có khuôn mặt vuông, râu dài, tóc xõa, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo duy nhất tại Việt Nam, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn ba thế kỷ.


      Trên gác tam quan có quả chuông đồng cao 1.5m, nặng 1 tấn, được đúc vào năm 1677, triều đại vua Lê Hy Tông. Tiếng chuông này đã đi vào ca dao với những câu thơ đậm chất trữ tình:
 Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
      Ngoài ra, trong đền còn có chiếc khánh bằng đồng được đúc vào thời chúa Trịnh (thế kỷ 17 – 18) do đô đốc Lê Văn Ngữ quyên tiền để đúc thành. Chiếc khánh có chiều ngang 1,25m, chiều cao 1,1m.

Đền Bạch Mã - Hà Nội

      Đền Bạch Mã nằm ở 76 phố Hàng Buồm, Hà Nội. Đền Bạch Mã là một trong bốn ngôi đền trong “Thăng Long tứ trấn” của thành Thăng Long ngày xưa. Trong Tứ Trấn thì đền Bạch Mã trấn ở phía đông nên còn được gọi là: Đông Trấn Linh Từ.

Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Đền thờ Cô Chín tại Hà Nội

       Đền Sòng Sơn Vọng Từ hay còn gọi là Đền Cô Chín toạ lạc ở số 35 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

       Đền được coi là nơi thờ vọng của Cô Chín Sòng Sơn. 
       Sòng Sơn Vọng Từ cũng là nơi hiện nay đang lưu giữ bát hương của Miếu Hai Cô bên tường của Quốc Tử Giám xưa kia được chuyển về.
       Đây là một ngôi đền cổ, nhưng không rõ được xây dựng vào thời nào. Năm 1947, thực dân Pháp đã đốt phá ngôi đền. Năm 1949 - 1951, ngôi đền được xây dựng lại. Sau này, bị dân cư lấn chiếm nên ngôi đền còn lại một khuôn viên nhỏ hẹp.
       Tồn tại tới ngày nay, di tích đền Sòng Sơn còn bảo lưu được bộ di vật văn hoá - lịch sử khá phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau: 4 bức hoành phi, 3 bức cửa võng, chạm  rồng chầu, 1 long ngai chạm rồng thế kỉ XIX, 10 khám thờ, 37 pho tượng tròn. 
      Sòng Sơn Vọng Từ cũng là nơi yết lễ cho các đệ tử tại Hà Nội mến mộ Cô Chín Sòng Sơn khi không có hoặc chưa có dịp vào Thanh Hóa lễ Cô.
   

Đền Cô Bé Xương Rồng

       Đền Xương Rồng, hay còn gọi là Xương Long Tự. Đền tọa lạc tại tổ 8, khu phố 3, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên.
      Đền Xương Rồng là nơi thờ chính của Cô bé Xương Rồng. Vì vậy ngôi đền còn được gọi là Đền Cô Bé Xương Rồng. Đền Xương Rồng còn là nơi thờ Dương Tự Minh (còn gọi là Đức Thánh Đuổm). 
      Đền có phối thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.


     Theo phong thủy ngôi đền ngôi đền nằm ở vị trí linh thiêng, như trên lưng của một con rùa và đầu hướng về mặt trời, và xung quanh có dòng nước bao bọc.
      Khuôn viên của Xương Long Linh Từ rộng và thoáng, có nhiều cây cổ thụ soi bóng tỏa mát. Đặc biệt, trong khuôn viên có một cây bồ đề to, tỏa bóng mát hàng trăm năm qua.
      Năm 2014, nhà Đền Xương Rồng đã cho đúc chuông và tượng Vua Cha Ngọc Hoàng để bố sung cho không gian thờ tự.

Thần tích về Cô bé Xương Rồng 

      Xưa kia có đôi vợ chồng nghèo sống bằng nghề thuốc nam, đã nhiều năm trôi qua nhưng họ vẫn chưa có con. Một hôm, người vợ vào rừng hái thuốc và gặp tiên ông. Tiên ông cho người vợ một vật bảo rằng, hãy mang về chôn ở đầu giường, thì điều thiêng sẽ linh ứng. Quả nhiên, người vợ có mang sau 12 tháng sinh ra một bé gái xinh xắn. Cô bé thông minh giỏi giang, 9 tuổi đã cùng cha mẹ lên núi hái thuốc và chữa được nhiều bệnh lạ mà cha mẹ cô không chữa được.


       Cha mẹ cô bé đột ngột qua đời, cô bé sống một mình và tiếp tục hái thuốc nam chữa bệnh cho mọi người. Thông minh lanh lợi, giỏi y thuật, cô bé được nhân dân trong vùng tôn là nữ thần y. Trong một đêm giông bão, ngôi nhà cô ở đã cùng cô biến mất mãi mãi, chỉ còn lại một cây lạ mọc trên nền đất cũ. Trên cây ghi lại di thư rằng: “Ta là con Thánh Mẫu Thượng Ngàn đầu thai xuống giúp chữa bệnh cho dân, giờ ta ban cho dân cây thuốc quý này”.
     Lúc này, quân sĩ do tướng Dương Tự Minh triều nhà Lý bị mắc bệnh lạ mà mọi thần y đều không có khả năng đoán chữa bệnh. Trong giấc mơ, Dương Tự Minh đã thấy có người mách, hái cây thuốc quý nấu thành nước cho quân sĩ uống thì sẽ tiêu tan bệnh. Quả nhiên bệnh đã hết, sau khi đánh thắng giặc về ông cho lập đàn tế lễ. Từ đó trở đi nơi thờ tự cô bé được gọi là Xương Long Linh Từ.

Dương Tự Minh là ai

      Ông là người Tày, quê ở Quan Triều, Thái Nguyên.  Năm 1143, Ông được triều đình nhà Lý phong làm Thủ lĩnh phủ Phú Lương (bao gồm đất đai tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, một phần tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội ngày nay). 


      Dương Tự Minh có công tiêu diệt giặc Tống (năm 1148), có công tiêu diệt phản loạn bảo vệ nhà Lý (năm 1150). Vì vậy, Ông đã vua Lý gả cho hai nàng công chúa là Diên Bình và Thiều Dung.
     Dương Tự Minh là nhân vật lịch sử có thật (Phò mã nhà Lý) có nhiều công lao với mảnh đất Thái Nguyên và triều Lý. Sau khi mất ông được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam ban sắc phong là Thượng đẳng thần. 
     Đền Đuổm dưới chân núi Đuổm, thuộc xã Động Đạt, Huyện Phú Lương, Thái Nguyên nơi thờ tự chính của ông. Tương truyền đó là quê hương của ông, và cũng chính là nơi mất của Ông.

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Đền Trung Tả - Khâm Thiên

         Đền Trung Tả giữa một vùng dân cư đông đúc của ngõ Trung Tả, phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là ngôi đền  thờ bà Quang Thục Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ của vua Lê Thái Tông. 




     Cùng khuôn viên đền Trung Tả là ngôi đình thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đình và Đền Trung Tả tạo nên một quần thể đền đình của phố Khâm Thiên.
      Đình đền Trung Tả có từ thời Hậu Lê.
     Hiện nay, Đền Trung Tả  còn giữ được nhiều di vật quý, trong đó có tượng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao cùng nhiều bức đại tự, ca ngợi công đức của bà.
      Ngoài việc thờ tưởng niệm những nhân vật lịch sử dân tộc, quần thể di tích còn có 12 pho tượng Phật và tượng các anh hùng văn hóa có niên đại từ thế kỷ 17 đến những năm đầu thế kỷ 20.

Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao là ai

       Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao là người Thanh Hóa. Bà xuất thân từ một gia đình quyền quý.
       Cha bà là Ngô Từ, khai quốc công thần của nhà Lê, giữ vai trò cung cấp quân lương trong những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn. Mẹ bà là Đinh Thị Ngọc Kế, từng được triều đình tặng Ý Quốc Thái phu nhân. 
      Bà từ nhỏ mồ côi mẹ, được bà ngoại nuôi. Năm 1436, khi 14 tuổi,  bà được tuyển vào cung.  Năm 1440, bà được chồng là vua Lê Thái Tông phong Tiệp dư.
      Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi. Lê Thánh Tông tôn mẹ làm Hoàng thái hậu.
       Bà thường về ở Đông Triều, ăn chay niệm phật.
       Hoàng Thái hậu qua đời khi 75 tuổi.  Lê Thánh Tông đau buồn, truy tôn bà làm Quang Thục hoàng thái hậu. Về sau, Thụy hiệu của bà đầy đủ là Quang Thục Trinh Huệ Khiêm Tiết Hòa Xung Nhân Thánh hoàng thái hậu.


Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Di cung hoán số thế nào cho đúng, cho tốt

        Lời ban biên tập: Chúng tôi xin lược trích bài viết của Thầy Huyền Tích về khái niệm Di Cung Hoán Số và cách di cung hoán số để các bạn tham khảo. Hy vọng các bạn sẽ đọc kỹ và rút ra được cách làm đúng, hiệu quả.

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Đền Và thờ Tản Viên Sơn Thánh

      Đền Và toạ lạc trên đồi Và thuộc xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. Đền Và thờ thần Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của Việt Nam.

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Đền Độc Cước Sầm Sơn

     Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi Cổ Giải  ngay cạnh bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa. Đền mang tên Độc Cước (nghĩa là một chân) thờ Thần Độc Cước.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Nghĩa vụ của Đồng Thầy

      Lời ban biên tập:  Chúng tôi xin biên tập bài viết: "Nghĩa vụ của Đồng Thầy" của Thầy Trần để các bạn tham khảo.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Đền Bà Chúa Kho

     Những đền Bà Chúa Kho nổi tiếng

      Trong hệ thống thần linh của tín ngưỡng người Việt thì hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà Chúa Kho vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử.  Ở nước ta có 3 Bà Chúa Kho được phong Phúc Thần, đó là Bà Chúa Kho ở Nam Định, Bà Chúa Kho ở Giảng Võ (Hà Nội).

Đền Bà Chúa Ong

     Đền Bà Chúa Ong nằm ở phố Ba Mỏ, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Bà Chúa Ong không nằm trong hệ thống Tứ Phủ.
       

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Chúa Năm Phương

Thần tích về Chúa Năm Phương

     Chúa Năm Phương được sinh ra trong một gia đình họ Vũ tại làng cổ Gia Viên thuộc quận Ngô Quyền, Hải Phòng; nay là phường Gia Viên, Phố Cấm. Tên thật của bà là Vũ Thị Quyến Hoa.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Mẫu có phải là con của Phật không

      Lời ban biên tập: Vừa qua, chuyện một nhà sư nói về Đạo Mẫu tạo nên một sự lùm xùm không nhỏ. Ban biên tập chúng tôi xin trích đăng một bài viết có liên quan đến vấn đề này để các bạn tham khảo.

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Bàn về chuyện xoay khăn

        Lời ban biên tập: Vừa qua, chúng tôi có đăng bài của thầy Huyền Tích về các nguyên nhân xoay khăn, đã có nhiều bạn băn khoăn về vấn đề này. Chúng tôi xin lược trích và biên tập bài viết "Xoay khăn" của thầy Đồng Âm để các bạn tham khảo thêm.

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Lý do xoay khăn sau khi ra hầu

     Lời ban biên tập: Chúng tôi xin đăng một bài viết về hiện trạng và nguyên nhân dẫn đến xoay khăn của thày Huyền Tích để các bạn tham khảo. Hy vọng đây là một sự gợi mở cho ai đó muốn xoay khăn chiêm nghiệm về nguyên nhân muốn xoay khăn của mình để có quyết định cho riêng mình.

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Bài cúng vong thai nhi tại nhà cho linh hồn siêu thoát

   Lời ban biên tập: Đây là bài viết đăng trên trang Bát Quái. Chúng tôi xin phép được đăng lại để các bạn nào vướng nghiệp này tham khảo và áp dụng sử dụng. 

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười

      Đền Dinh Đô Quan Hoàng Mười tọa lạc vùng bên đê La Giang, tại ngã ba giao nhau giữa sông Minh (kênh nhà Lê), Sông La và Sông Lam nên còn gọi là “Mỏ Hạc Linh Từ”. Nơi đây còn gọi là Đền Cả. Ngôi đền thuộc địa phận phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Phân biệt đồng ma, đồng tà

        Lời ban biên tập: Đồng ma, đồng tà là ai? Đó là điều mọi người rất muốn biết. Chúng tôi xin biên tập một bài viết của thầy Huyền Tích - Một người thầy luôn tâm huyết vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - để các bạn tham khảo. Hy vọng, với bài viết này các bạn sẽ rút ra những chiêm nghiệm của riêng mình. 

Phân biệt đồng tà, đồng ma thế nào

     Lời ban biên tập: Đồng ma, đồng tà là ai? Đó là điều mọi người rất muốn biết. Chúng tôi xin biên tập một bài viết của thầy Huyền Tích - Một người thầy luôn tâm huyết vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - để các bạn tham khảo. Hy vọng, với bài viết này các bạn sẽ rút ra những chiêm nghiệm của riêng mình. 

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

      Lời ban biên tập: Đây là bài viết của Thầy Trần bàn về câu ca: "Lênh đênh qua cửa Thần Phù; Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm". Chúng tôi xin phép lược trích và đăng lại để các bạn tham khảo. Để bạn đọc dễ tham khảo chúng tôi có chia bài viết thành các mục nhỏ.

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Cảnh giác với chiêu trò của đồng thầy

     Lời ban biên tập: Theo ý kiến của đồng thầy Thầy Trần thì "hiện nay có đến 90% của điện đã nhiễm tà", nhiều đồng thầy được thánh ban khả năng tâm linh, nhưng cũng "có đến 90% các thầy như vậy đã bị thu lại quyền phép" vì đã nhuốm vào tham sân si, mãnh lực của đồng tiền. Đây là trích dẫn phần chiêu trò đồng thầy đăng trong  bài viết " Nước mắt hầu đồng" của Thầy Trần trên trang Đạo Mẫu Việt Nam này của chúng tôi. Hy vọng phần bài viết này sẽ là một tham khảo thú vị cho các bạn thích xem bói toán và muốn ra trình đồng mở phủ.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Điều nguy hiểm nếu trình đồng mở phủ

    Lời ban biên tập: Trước tình trạng loạn đồng, loạn thầy khiến con nhanh đệ tử mất phương hướng, ấy là chưa kể đồng rởm, đồng tiền lung lạc khiến các con nhanh nhẹ dạ mà ra bắc ghế hầu, hay lao vào vòng xoáy của lễ bái. Bao người lầm lạc ra hầu thánh chả thấy tiền bạc gia tăng, tình cảm gia đình bền chặt, chỉ thấy khốn đốn đủ đường, vợ chồng ly tán. Chúng tôi xin biên tập một bài viết của một đồng thầy - Một người người thầy của đạo mẫu chân chính -  để các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này, các bạn trẻ sẽ rút ra một điều gì đó cho bản thân mình khi tiếp cận với tâm linh và Đạo Mẫu.
        Đầu đề bài viết do chúng tôi đặt.

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Ý nghĩa của hầu đồng


     Lời ban biên tập: Hầu đồng phải làm gì, ý nghĩa của hầu đồng có phải để cầu tài, cầu lộc hay không. Đây là một câu hỏi các bạn thanh đồng đều muốn hỏi. Chúng tôi xin lược trích một bài viết của Thầy Trần - Một đồng thầy luôn trăn trở với sự chấn hưng Đạo Mẫu về với các giá trị tâm linh trong sáng vốn có của đạo. Chúng tôi hy vọng bài viết này là một sự gợi mở cho các thanh đồng trong việc tu tập hầu thánh sao cho đúng, tránh sự lệch lạc, không sa vào sự biến tướng của hầu đồng hiện nay.

Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Tác động của gia tiên đến mở phủ, trình đồng

     Lời ban biên tập:  Chúng tôi xin lược trích và biên tập bài viết" Mối quan hệ giữa gia tiên với Đạo Mẫu" của đồng thầy Thầy Trần - Một người con của mẫu, luôn tâm huyết với sự chấn hưng của đạo - để các bạn tham khảo. Bài viết không quảng cáo, cổ súy cho hầu đồng, mà chỉ mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về đạo để có thêm sự thiếu hiểu biết để tránh trở thành u mê, mê tín dị đoan, tránh để các thầy bà lợi dụng ép ra hầu đồng. Để tiện cho các bạn nghiên cứu, chúng tôi mạn phép tác giả bổ sung các đầu đề nhỏ trong bài viết.

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Hầu đồng ơi hầu đồng

       Lời ban biên tập: Mời các bạn tham khảo một bài viết của đồng thầy Thầy Trần - Một người thầy luôn tâm huyết chấn hưng Đạo Mẫu - về vấn đề hầu đồng để các bạn tham khảo. Đầu đề bài viết do chúng tôi đặt.

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Sẽ còn nhiều "hiện tượng lạ" trong hầu đồng

    Lời ban biên tập: Đạo Mẫu Việt Nam đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Đó là niềm vui, nhưng kéo theo là sự lo ngại. Chúng tôi xin lược trích bài viết "Sẽ còn nhiều "hiện tượng lạ" trong hầu đồng" của Quỳnh Vân đăng trên An Ninh Thủ đô để các bạn tham khảo.

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Nỗi lòng một đồng thày về Đạo Mẫu

     Lời ban biên tập: Hầu đồng là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc của Đạo Mẫu. Đạo Mẫu vốn có là tốt đẹp, nhưng hiện nay đang đứng trước vấn nạn biến tướng, bị thương mại hóa, chúng tôi xin lược trích một bài viết của Thầy Trần - Một đồng thày tâm huyết vì đạo - để các bạn tham khảo.

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Trình đồng, mở phủ để làm gì

      Lời ban biên tập: Chúng tôi xin phép đăng một ý kiến của Thanh Lam - Một người thày tâm huyểt với Đạo Mẫu - về vấn đề "Chúng Ta Trình Đồng Mở Phủ Để Làm Gì " để chúng ta tham khảo.

Hầu Đồng: Loạn mở phủ, trình đồng


      Lời ban biên tập: Chúng tôi xin đăng bài viết "Loạn mở phủ, hầu đồng" của Trinh Nguyên và Văn Đông đăng trên báo Thanh Niên về tình trạng hầu đồng hiện nay, sau khi Đạo Mẫu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại để các bạn tham khảo.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Hầu đồng: Đồng tiền có gai mà thánh có mắt

     Lời ban biên tập: Đạo Mẫu vốn trong sáng, nhưng vấn nạn biến tướng của hầu đồng đang làm vấy bẩn ngôi nhà của Mẫu. Chúng  tôi xin lược đăng bài viết " Đồng tiền có gai và thánh có mắt" của bạn Mỹ Trân đăng trên báo An Ninh Thế Giới để các bạn tham khảo. 

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Hầu đồng: Sự linh ứng hay buôn thần bán thánh

      Lời ban biên tập: Hầu đồng ngày càng xa rời giá trị thực trong sáng vốn có. Chúng tôi xin lược trích ý kiến của Đại Đức Thích Minh Thông (chùa Hoàng Xá) đăng trên báo điện tử Ban Tôn Giáo Chính Phủ về vấn đề hầu đồng hiện nay để các bạn tham khảo.

Thực hành đúng về hầu đồng

      Lời ban biên tập: Một nhà nghiên cứu văn hóa Mỹ - Ông Taylor - sau khi nghiên cứu về Đạo Mẫu đã thốt lên: Một đạo tốn kém nhất của nhân loại. Chúng tôi xin lược trích bài viết "Hiểu và thực hành đúng về hầu đồng" của bạn Phương Lan đăng trên Báo Mới điện tử về thực trạng hầu đồng hiện nay để các bạn suy ngẫm.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Đồng thầy nhức nhối về hầu đồng


    Lời ban biên tập: Khi tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Phi vật thể của Nhân loại, nhưng không có nghĩa là UNESCO vinh danh cho hầu đồng. Bởi hầu đồng chỉ là một nghi thức trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Một thực tế đáng buồn, sau khi Đạo Mẫu được vinh danh, nghi lễ hầu đồng truyền thống theo đúng giá trị trong sáng đích thực ngày càng phai nhạt. Trong khi những biến tướng của hầu đồng lại tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng. Một đồng thày phải thốt lên rằng: Nhân đợt này, nhiều người cố tình vinh danh đồng cốt chứ không phải vinh danh cho Tín ngưỡng thờ Mẫu”. 

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Nỗi lòng một thanh đồng

    Lời ban biên tập: Đạo Mẫu là nét văn hóa tâm linh đặc sắc của Việt Nam, một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, sự biến tướng của nó đang là một vấn nạn khiến Đạo Mẫu ngày càng xa rời giá trị đích thực vốn có của nó, khiến nhiều người lâm vào lầm than. Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một tâm tình của một người con của Mẫu - Tự Minh Ân - để các bạn suy ngẫm.  

Đồng đua, đồng đú

       Lời ban biên tập: Hiện nay, vấn nạn đồng đua, đồng đú ngày càng phát triển mạnh. Chúng tôi xin đăng một bài viết về vấn đề này của bạn Thùy Dương đăng trên báo Pháp Luật điện tử để các bạn tham khảo.

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Sự biến tướng trong hầu đồng

     Lời ban biên tập: Hiện nay, với mong muốn để mọi chúng ta hiểu đúng về giá trị đích thực của Đạo Mẫu, chúng tôi xin trích đăng một phần bài phỏng vấn của Tú Anh với Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Một nhà nghiên cứu tâm huyết về Đạo Mẫu để các bạn tham khảo. Giáo sư đã chua chát nhận xét: "Tôi rất buồn phải nói rằng 80% nghi lễ này hiện nay là biến tướng. Biến tướng nghiêm trọng. Hoàn toàn “vật chất hóa” từ đầu đến cuối".

Hầu đồng - Một món hời

     Lời ban biên tập: Đạo Mẫu là một nét văn hóa tâm linh đặc sắc của mà chỉ có ở đất nước Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Đạo Mẫu đang xa dời giá trị đích thực, trong sáng vốn có của mình. Chúng tôi xin biên tập một bài viết được đăng trên Đạo Mẫu Page để các bạn tham khảo và suy ngẫm. Rất tiếc chúng tôi chưa xác định được tác giả chính thức của bài viết. Xin tác giả và các bạn thông cảm. Mong rằng ai đó đã ra hầu đồng, hay sắp ra hầu đồng nên có sự đánh giá cho riêng mình khi đọc bài viết này.

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Cách chữa bệnh do người âm bám - Phần hai

       Lời ban biên tập: Vừa qua, bài viết "Cách chữa bệnh do người âm bám" đã được rất nhiều bạn đọc đón nhận. Nhiều bạn đã gọi đến ban biên tập chúng tôi xin làm rõ vấn đề này hơn để có thể lựa chọn được giải pháp hóa giải sao cho có hiệu quả nhất. Vì vậy, ban biên tập chúng tôi đã biên tập phần hai để các bạn tham khảo. 

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Cách chữa bệnh do người âm bám theo

        Lời ban biên tập: Hiện nay, rất nhiều người có hiện tượng người âm theo, được các thầy đồng cho ra hầu đồng nhưng không khỏi, thậm chí lại nặng thêm. Tại sao vậy, nguyên nhân của việc này là gì, đấy có phải là giải pháp hữu hiệu không. Đây là điều nhiều bạn băn khoăn. Chúng tôi xin đăng lại một bức thư gửi cho một người ở báo Catytoday có hai chị em bị bệnh vương âm của Kiến Trúc sư - Nhà Tâm Linh Trần Yên Nguyên để các bạn tham khảo.
      Chúng tôi hy vọng bài viết này, sẽ là một sự giác ngộ cho nhưng ai có con cháu bị vương âm có cái nhìn đúng đắn về sự việc và có biện pháp hữu hiệu để tránh tiền mất, tật mang.

Đền Bắc Lệ - Bia ký nhà đền

        Lời ban biên tập:  Đền Công Đồng Bắc Lệ thờ ai. Việc dịch các bia ký của Đền Công Đồng Bắc Lệ có năm 1922 và năm 1933 của Viện Hán Nôm cho thấy Đền Công Đồng Bắc Lệ của bạn Hoàng Giáp - Viện Hán Nôm cung cấp và bạn Đỗ Tùng đăng tải sẽ giúp các bạn sẽ rõ.
      Chúng tôi xin đăng lại bài viết này do bạn Đỗ Tùng đăng tải lên một nhóm về Đạo Mẫu trên Facebook để các bạn tham khảo.    

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Thanh đồng cần phải làm gì

Lời ban biên tập:  Cần phải làm gì khi đã ra hầu đồng. Đây là điều nhiều thanh đồng muốn biết. Chúng tôi xin mạn phép thầy Đồng Âm - Một người thầy tâm đức, có nhiều công sức đóng góp cho sự chấn hưng Đạo Mẫu - xin được lược trích và biên tập bài viết CÙNG THANH ĐỒNG VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN THỬ ĐỒNG để các bạn tham khảo.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Sự ngộ nhận trong hầu đồng

      Lời ban biên tập: Hiện nay, có thanh đồng ra hầu được lộc thì chỉ nghĩ đó là Mẫu cho, thánh ban. Có người ra hầu vẫn lận đận lại cho rằng đó là do lỗi thầy, lỗi lễ nên thánh quở, thánh phạt rồi lại loay hoay đổi thầy, xoay khăn...
      Chúng tôi mạn phép lược trích và biên tập ý kiến của bạn Đàm Quang Vinh trong bài viết SỰ NGỘ NHẬN TRONG HẦU ĐỒNG để các bạn tham khảo và suy ngẫm. 

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Hầu đồng sao cho có LỘC

      Lời ban biên tập: Hiện nay, tình trạng đua đồng, đua bóng đang là vấn nạn của Đạo Mẫu. Người hầu đồng chỉ mong hầu để có Lộc, mà quên rằng ra hầu để tu căn, giải nghiệp. Thậm chí mê muội với những chiêm bao Ngài báo mà dẫn đến lỗi Đạo, lỗi Đồng. Chỉ vì hám LỘC mà dốc tiền vào hầu. LỘC đâu chẳng thấy chỉ thấy con chê, chồng giận; thậm chí tan cửa nát nhà, khuynh gia bại sản.  Chúng tôi xin biên tập và lược trích một số ý kiến của Thầy Huyền Tích - Một người thày luôn mong chấn hưng Đạo Mẫu theo đúng giá trị của Đạo -  để chúng ta cùng suy ngẫm.

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Có nên ra hầu đồng

     Lời ban biên tập: Hiện nay, hơi một tí trục trặc, khó khăn trong cuộc sống là mọi người lại mong ra trình đồng mở phủ. Nhiều đồng thày thiếu hiểu biết chỉ mong "đông con nhang, nhiều đệ tử" đã vô tình lôi kéo nhiều con nhang mở phủ hầu thánh. Ấy là chưa kể, vì tiền tài làm mờ mắt mà bất chấp đạo pháp, lôi kéo con nhang. Nhiều người thành tâm ra hầu thánh, nhưng vì không hiểu đạo, chưa đủ căn duyên, khiến càng hầu càng khổ, thậm chí, khuynh gia bại sản, vợ chồng con cái ly tán. Bởi lễ thì dễ, giữ lễ thì khó. 
      Chúng tôi xin lược trích ý kiến của bạn Hoài Lê, thành viên của nhóm CON MẪU TAM TỨ PHỦ để các bạn có ý nguyện hầu đồng cân nhắc.

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Khóa lễ thế nào thì đắc lễ

      Có phải là khóa lễ cứ phải mâm cao cỗ đầy, mã lắm, thày giỏi thì được đắc lễ; còn lễ đạm bạc, đơn sơ thì không đắc lễ?  
       Đây là điều nhiều thanh đồng băn khoăn. Chúng tôi xin lược trích ý kiến của thày Huyền Tích - Một người thầy hết lòng vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - về vấn đề này để các bạn tham khảo.

Đền Cửa Ông

       Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần.

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Đền Kiếp Bạc Tuyên Quang

         Đền Kiếp Bạc Tuyên Quang thuộc phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Đền Kiếp Bạc hay còn có tên chữ là "Kiếp Bạc linh từ" (đền thiêng Kiếp Bạc). Đền Kiếp Bạc Tuyên Quang thờ Đại Vương Trần Hưng Đạo. Đền Kiếp Bạc Tuyên Quang nằm sát bên Đền Hạ Tuyên Quang (Đền Mẫu Tam Cờ).

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Làm sao để yên căn yên mệnh

      Làm sao để yên căn yên mệnh đó là điều mọi thanh đồng đều ước muốn. Nhưng tiếc thay, do việc chưa hiểu hết Đạo, nên nhiều thanh đồng đã rơi vào vòng luẩn quẩn, u mê. Chúng tôi xin trích đăng một bài viết về vấn đề này của thầy Huyền Tích - Một người thầy luôn hết lòng vì sự chấn hưng Đạo Mẫu - để mọi người tham khảo.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Đền An Sinh - Di tích Trần triều


     Đền An Sinh nằm ở xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.  Đền An Sinh nằm cách quốc lộ 18 khoảng 5 km.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

Lễ hội đền Xâm Thị


       Đền Xâm Thị thờ mẫu Thoải và Mẫu Địa nằm ở làng Xâm Thị, xã Hồng Vân Thường Tín, Hà Nội. Lễ hội Đền Xâm Thị luôn được gắn với Đình Xâm thị tạo thành một lễ hội Đình - Đền đặc sắc. Lễ hội thường kéo dài 10 ngày từ mùng 1/2 đến hết 10/2 hàng năm. Lễ hội này được coi là Hội làng quan trọng nhất trong năm của ba con Xâm Thị nói chung và khách thập phương yêu thích Đạo Mẫu.

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017

Am Ngọa Vân - Nơi Trần Nhân Tông hóa Phật

       Am Ngọa Vân nằm trong khu di tích Ngọa Vân - Hồ Thiên thuộc xã Bình Khê và An Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh. Năm 2008, nhà khảo cổ Nguyễn Văn Anh đã phát hiện Am Ngọa Vân mới chính là nơi Trần Nhân Tông viên tịch và hóa phật chứ không phải tại Yên Tử như chúng ta lầm tưởng trước đây. Đây là một khẳng định hoàn toàn có cơ sở khoa học. Phát hiện này đã được các nhà khảo cổ chính thức công nhận trong cuộc hội thảo " Đông Triều với lịch sử nhà Trần" tháng 10/2008.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Đền Đại Lộ - Đền thờ Tứ Vị Thánh Nương

       Đền Đại Lộ hay thường gọi là đền Lộ, thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Đại Lộ thờ Tứ Vị Thánh Nương chính là mẹ con Thái Hậu Dương Quý Phi. Đền Đại Lộ nằm trong cụm di tích tâm linh với bốn đền: Chùa Ngọc Minh, Đền Mẫu Cửu thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Đền Dầm thờ Mẫu Thoải và Đền Đại Lộ.

Đền Xâm Thị - Đền thờ Mẫu Thoải và Mẫu Địa

       Đền Xâm Thị nằm ở thôn Xâm Thị, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội. Đền Xâm Thị thờ Mẫu Thoải và Mẫu Địa.

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Đền Đôi Cô Tuyên Quang

      Đền Đôi Cô Tuyên Quang thuộc phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang. Đền Đôi Cô Tuyên Quang thờ Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung. Đó là hai thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Đền Hạ Tuyên Quang

       Đền Hạ Tuyên Quang thờ Mẫu Thoải, nằm ở 53, phố Lý Nam Đế, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Địa danh nơi đây còn gọi là Tam Cờ nên đền thường được gọi là Đền Mẫu Tam Cờ. Ngôi đền này nằm trên vùng đất ngày xưa có tên là Hiệp Thuận, nên đôi khi còn gọi là Đền Hiệp Thuận. 

Đền Cấm Tuyên Quang

       Đền Cấm Tuyên Quang tọa lạc xóm 16, xã Tràng Đà, Tuyên Quang. Đền Cấm Tuyên Quang còn gọi là Đền Núi Cấm bởi ngôi đền nằm ngay dưới núi Cấm. Đây là một ngôi đền độc đáo, linh thiêng, cảnh đẹp sơn thủy hữu tình.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn

      Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn nằm ở thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, Hữu LũngĐây là đền thờ Quan lớn Đệ Nhị, hay còn gọi là Quan Giám Sát, Quan Giám Sát Đệ Nhị, Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát.... Ngôi đền chỉ nằm cách đường 1 khoảng 300 m, cách Hà Nội 110 km.

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Đền Chầu Lục

        Đền Chầu Lục hay còn gọi là Đền Chín Tư, Đền Chầu Sáu Lục Cung tọa lạc ở thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền Chầu Lục là nơi thờ chính của Chầu Lục và Cô Sáu Lục Cung. Đền Chầu Lục nằm cách Hà Nội 80 km. Đền Chầu Lục nằm cách Đền Quan Giám Sát Đệ nhị khoảng hơn 500 m, tạo nên một cụm di tích tâm linh.

Đền Công Đồng Bắc Lệ

        Đền Công Đồng Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành Huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền Công Đồng Bắc Lệ nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn – một trong ba vị được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Đền nằm cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10 km, cách Hà Nội khoảng  80 km.

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Đèn Thượng, đền Công Đồng tại Đình Đền Chùa Cầu Muối

      Đền Thượng, Đền Công Đồng tại Cầu Muối, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là hai ngôi đền nằm trong cụm di tích Đình Đền Chùa Cầu Muối. Cụm di tích này bao gồm: Đình Cầu Muối, Chùa Cấu Muối, Đền Thượng, Đền Công Đồng tạo nên một khu tâm linh" Phật - Thánh - Thần" đặc sắc của vùng đất Thái Nguyên.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Đền Dầm - Đền thờ Mẫu Thoải

        Đền Dầm tọa lạc tại Thôn Sâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì vây, Đền Dầm còn có tên là Xâm Xương Linh Từ theo địa danh của ngôi đền. Đền Dầm là nơi thờ Mẫu Thoải. Đền Dầm nằm trong cụm di tích tâm linh gồm Chùa Công Minh. Đền Mẫu Cửu, Đền Dầm nằm sát tường nhau và Đền Đại Lộ cách đó 200 mét.

Đền Mẫu Lào Cai

       Đền Mẫu Lào Cai thuộc tổ 4, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Nơi đây cũng là cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và cũng là điểm cột mốc 102 đã ghi dấu chân nhiều du khách đến với đền Mẫu và cửa khẩu nơi vùng biên giới Tây Bắc. Đền Mẫu Lào Cai là nơi thờ đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Đền Thượng Lao Cai

       Đền Thượng Lào Cai nằm trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Đây là ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo Đại Vương, vì vậy, ngôi đền còn có tên gọi Thánh Trần Từ.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Quan Hoàng Đôi Triệu Tường

        Quan Hoàng Đôi, còn gọi là Quan Hoàng Đôi Triệu Tường, Quan Hoàng Triệu Tường. Quan Hoàng Đôi có hai đền chính là Đền Triệu Tường ở chân núi Triệu Tường ở thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là Đền Hoàng tại bờ sông Hồng thuộc Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017

Nghiệp làm Thầy Tứ Phủ

       Hiện nay, việc buôn thần bán thánh đang là một vấn nạn của cả Đạo Mẫu. Rất nhiều đồng thày lợi dụng Tứ phủ để mê hoặc con nhanh đệ tử khiến nhiều con nhang đệ tử khi ra trình đồng mở phủ lại còn khổ hơn, cơ đày nhiều hơn. Chúng tôi xin biên tập lại một số ý kiến về Nghiệp làm Thày của Đồng thầy Huyền Tích, phụng thánh ở Sóc Sơn - Một người thày hết lòng vì sự chấn hưng Đạo Mẫu, để mọi người tham khảo. Hy vọng bài viết, phần nào giúp cho mọi người bị cơ hành, tìm kiếm và chọn cho mình được một đồng thày tâm đức, đang hành chính pháp của Đạo Mẫu.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Đền Nưa, Am Tiên - Chốn tâm linh bồng lai tiên cảnh

      Đền Nưa - Am Tiên là một khu tâm linh nổi tiếng của xứ Thanh thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Nơi đây là một trong ba huyệt đạo nổi tiếng linh thiêng của đất nước và cũng là nơi gắn với di tích của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Am Tiên còn có tên gọi khác là Kinh Triệu Quận (tức là Kinh đô của Bà Triệu). Nơi đây còn có đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, đền thờ ông Tu Nưa.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017

Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

        Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài Đền Bà Chúa Thượng Ngàn nơi đây còn có đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, chùa Vàng tạo thành một cụm tâm linh Phật - Thánh đầy linh thiêng giữa chồn núi rừng đầy mộng mơ, quanh năm sương trắng. Đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo còn gọi là Đền Mẫu Thượng Tam Đảo

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

Đền Cô Bơ Bông - Điều chưa kể

        Cô Bơ Bông là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Đền chính của Cô hiện nay là Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa. Cô Bơ Bông còn gọi là Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn...