Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Chùa Tứ Kỳ - Ngôi chùa linh thiêng

       Chùa Tứ Kỳ tên chữ Linh Tiên tự là một ngôi chùa làng, có từ cuối thế kỷ 17. Chùa tọa lạc tại số 8 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Đây là một trong các ngôi chùa thiêng và nổi tiếng tại Hà Nội.

       Chùa Tứ Kỳ toạ lạc trên một gò đất khá cao và rộng ở phía đông hồ Linh Đàm. Trải qua hơn 300 năm chùa đã được sửa sang và tôn tạo nhiều lần. Gần đây chùa lại cho trùng tu lớn và xây thêm một số hạng mục mới. Đi dọc từ chùa Pháp Vân xuống phía nam theo đường Ngọc Hồi hoặc đi ngang theo đường vành đai 3 nối với cầu Thanh Trì, từ xa du khách đã có thể nhận ra ngôi bảo tháp có đáy to đặc biệt của chùa.


       Chùa được làm theo kiểu truyền thống với đầy đủ các thành phần chủ yếu, từ ngoài vào trong bao gồm: Tam quan, nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu, bảo tháp, vườn cây, nhà hậu. Sau những lần xây lại và trùng tu từ giữa thế kỷ 20 đến nay, nhìn chung hình dáng của chùa cùng ngôi đình làng ở liền kề ngay bên cạnh vẫn giữ được phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn.

     Thời kỳ tiền khởi nghĩa trước năm 1945, chùa Tứ Kỳ là một cơ sở cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa Tứ Kỳ từng là một nơi che giấu cán bộ hoạt động bí mật quanh vùng ngoại thành Hà Nội.
Tòa tam Bảo Chùa Tứ Kỳ
        Chùa hiện có khoảng hai chục pho tượng tròn được tạo tác từ thế kỷ 17 đến nay. Đáng chú ý nhất là pho tượng bằng gỗ ở lớp thứ 3 của thượng điện, tạc Quán Thế Âm Nam Hải trên toà sen, đội mũ tỳ lư, tay chắp búp sen, 17 đôi tay khác tỏa đều từ hai sườn. Hai tượng Bồ tát đội mũ miện ở hai bên cũng ngồi thiền, một tay giơ ra trước ngực. 

       Lại có pho tượng hậu ngồi trong Toà Thạch Động tạc một phụ nữ tóc túm hất lên, đầu phủ ba cánh sen; nay đã sửa lại từ màu sơn then thành màu xanh, đặt ở vị trí gần gian thờ Mẫu. Theo 3 thần vị trong chùa, đây là hình tượng của bà thị nội cung tần họ Nguyễn, hiệu là Diệu Tâm.

       Sát tường hậu của tiền đường có treo một quả chuông khá lớn khắc 4 chữ “Linh Tiên tự chung”, đúc năm Thiệu Trị nguyên niên (1841). Ngoài tấm bia cổ nhất mang niên hiệu Chính Hòa thứ 8 (1687), trong chùa còn lưu giữ một tấm bia niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1841), một tấm bia niên hiệu Duy Tân và một tấm bia niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924).


Nét đặc biệt của Chùa Tứ Kỳ
     Chùa Tứ Kỳ có thể nói đây là một trung tâm chấn hưng phật giáo lớn nhất của Hà Nội bởi thường xuyên tổ chức các khoa tu như: Tu phúc một ngày, khó tu thiền, khóa tu niệm phật, khóa tu một ngày an lạc, khóa tu bát quan trai.

      Chùa Tứ Kỳ còn là một thư viện phật giáo lớn nhất miền bắc bao gồm sách viết, băng hình. Tại đây, chúng ta có thể đọc sách tại chỗ hay mượn về. 
     Chùa Tứ Kỳ còn là một trung tâm văn hóa của phía nam Hà Nội.


     Nhà chùa  thường tổ chức các khóa học thiền dưỡng sinh Trường Sinh học DASIRA NARADA  nhằm giúp bà con luyện tập cách chữa bệnh, tăng cường sức bằng phương pháp tĩnh tâm, thu năng lượng từ vũ trụ để điều hòa khí huyết trong cơ thể. 
     Nhà chùa còn tổ chức các lớp học về ngoại ngữ thương mại, ngoại ngữ về phật pháp; các lớp học về thư pháp, võ quyền.... Nhiều khóa học này đều được miễn phí bởi các giáo viên tình nguyện.ỨC