Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Đền Cậu Tây Thiên

      Ngay dưới chân nhà ga Cáp Treo Tây Thiên có một ngôi đền cổ là Đền Cậu Tây Thiên. Đền Cậu nơi đây thờ Cậu bé Trường Sinh Tây Thiên. Đền Cậu là một điểm nhấn trung Khu du lịch Tâm linh Tây Thiên (Xem thêm:  Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên)

Sự tích đền Ghềnh Gia Lâm

        Đền Ghềnh Gia Lâm được gắn với số phân bi thương của Công Chúa Ngọc Hân - Một phụ nữ nổi tiếng là xinh đẹp, đủ tài xuất chúng về Cầm kỳ, thi họa.  Bất chấp sắc lệnh cấm thờ phụng của nhà Nguyễn, hơn 200 năm nay nhân dân đã bí mật thờ Công Chúa tại đền này dưới danh nghĩa Mẫu Thoải.

Đền Cô Tây Thiên

      Đền Cô Tây Thiên trước đây gọi là Đền Cô bé Tây Thiên vì nơi đây thờ chủ đền là Cô Bé Tây Thiên. Hiện nay đền đã phối thờ Tứ Phủ Thánh Cô nên mọi người hay còn gọi là Đền Cô Tây Thiên.

Đền Cô Chín Tây Thiên

      Đền Cô Chín Tây Thiên nằm ở khu du lich tâm linh Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu du lịch tâm linh này được xếp hạnh lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.

Đền Cô Chín Tây Thiên

     Đền Cô Chín Tây Thiên được xây dựng bằng hương nhang của Đền Cô Chín Sòng Sơn và hương nhang bát hương ban Cô trong Đền Thượng trước đây.

Đền Thỏng Tây Thiên

        Đền Thỏng Tây Thiên thờ Quốc Mẫu tây Thiên và được coi là Đền Trình Quốc Mẫu. Đền Thỏng Tây Thiên nằm dưới chân núi trong Khu Du lịch tâm linh Tây Thiên thuộc địa phận Huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía tây bắc. 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Cô Bé Suối Ngang

       Cô bé Suối Ngang được thờ ở Đền Suối Ngang, xã Phố Vị, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền Suối Ngang còn gọi là Đền Cô Bé Suối Ngang nằm gần khu tâm linh Bắc Lệ. Đường đến Đền Cô Bé Suối Ngang rất dễ đi, hoàn toàn đi bằng xe ô tô đến tận sân đền. Nếu có dịp đi lễ đền Bắc Lệ, chúng ta nên ghé vào thắp hương đền cô để xin cầu, tài, cầu lộc. 

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Đền Chúa Thác Bờ

       Để giúp mọi người muốn tìm hiểu về Chúa Thác BờĐền Chúa Thác Bờ một cách đầy đủ, chính xác, người viết xin tóm tắt Lý lịch di tích Đền Chúa Thác Bờ tại Phố Bờ, xã Vầy Nưa, Huyện Đà Bắc, tình Hòa Bình của Sở VHTT Hòa Bình soạn thảo để mọi người tham khảo (tài liệu do Ban Quản lý Đền Chúa Thác Bờ tại Vầy Nưa cung cấp).

CÔ CHÍN SÒNG SƠN

       Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín Sòng Sơn và cũng là nơi được coi là thờ chính của  Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Do danh tiếng của Cô Chín Sòng Sơn quá lớn ,nên đôi khi chúng ta chỉ nghĩ rằng đây là nơi thờ chính của riêng Cô Chín. Hiện nay, trong cung cấm của Đền Cô là nơi thờ Mẫu Cửu. Còn Chầu Cửu có một cung riêng ở bên tay trái của Cung Cô Chín.

Đền Ông Hoàng Mười

         Có 2 ngôi Đền Ông Hoàng Mười là Đền Củi tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và Đền Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là đền Mỏ Hạc) tại Huyện Hưng Nguyên - Nghệ An. Hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam nước xanh như mắt ngọc. Đứng bên đền bên này, có thể nhìn thấp thoáng đền bên kia qua lung linh của dòng sông mơ mộng.

Đền Vạn Ngang Đồ Sơn

        Đền Vạn Ngang Đồ Sơn nằm ở chân núi Hoành Sơn - Đồ Sơn. Đền Vạn Ngang Đồ Sơn còn gọi là Hoành Sơn Linh Từ. Đền Vạn Ngang Đồ Sơn là nơi thờ Quan Hoàng Bơ và Tiên Bằng Công Chúa. Vì thế, tên đền hiện nay là Đền Quan Hoàng Bơ Phủ. Đây được coi là nơi thờ chính của Quan Hoàng Bơ.

Đền Bà Đế Đồ sơn

        Ðền Bà Đế Đồ Sơn nằm ở núi Độc, Đồ Sơn - Hải Phòng. Ðền Bà Đế Đồ Sơn đã được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. Đền Bà Đế Đồ Sơn còn được gọi là" Đông Nhạc Linh Từ". Đền Bà Đế Đồ Sơn thờ thiếu nữ Đào Thị Hương - một thiếu nữ xinh đẹp, nết na đã phải chết oan khuất vì sự dâm đãng của chúa Trịnh Giang.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Đền Cờn Nghệ an

       Đền Cờn Nghệ An là tên gọi chung của Đền Cờn trong và Đền Cờn ngoài. Hai đền này đều thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Đền Cờn trong còn gọi là Đền Mẫu Cờn, đền Cờn ngoài còn gọi là Đền Ông Chín Cờn.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Đền Quan Lớn Phủ Dầy

      Đền Quan Lớn Phủ Dầy còn gọi là Đền Quan Lớn Đệ Tam. hay đền Công Núi nằm ở chân núi Ngăm thuộc xóm 4 thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong số các di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy. Đây là đền thờ vọng Quan Lớn Đệ Tam.
Tam Quan Đền Quan Lớn Phủ Dầy
     Theo truyền thuyết xưa kia thì nơi đây thờ “Hữu Sơn Thần” (Thần núi). Do vậy trong cung cấm có ban thờ Sơn Thần tượng bằng đồng cao khoảng 90 cm, đầu đội mũ cánh chuồn, mặc long cổn với nhiều hoạ tiết trang trí như rồng long mã. Một tay để trên đầu gối, tay phải như đang dữ ấn. Dân gian tôn vinh ngài là bậc quang minh chính đại: “Đại đức quang minh”.
         Trong đền còn có một đôi câu đối :
“Đức bố quận phương nhân dân đồng ngưỡng vọng
Uy linh tứ bảo kim cổ cộng tri danh”
Tạm dịch:
Ân đức rộng khắp gần xa, mọi người cùng trông đợi
Uy linh lừng bốn biển xưa nay danh tiếng vẫn còn truyền.
      Trên ban có bài vị riềm chạm hoa chanh cùng hoạ tiết tứ linh thế kỉ 19 rất tinh vi, có hàng chữ: “Đương cảnh thành hoàng Hữu Sơn Thần, thần vị”.
      Cung đệ nhị, đệ Tam thờ Quan Lớn Đệ Tam cùng các vị trong hệ Tứ Phủ, Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Vương quan, theo truyền thuyết  ông là con của Vua Cha Bát Hải. Ông là một vị tướng tài thời Hùng vương đánh giặc giúp nước, giúp dân khi gặp thuỷ nạn. Vì vậy, trong văn chầu có đoạn như sau:
“Sơn xuyên dục tú, hà hải chung linh
Quan Lớn Đệ Tam con vua Bát Hải Động Đình
Tên danh hiệu Đệ Tam Hoàng Thái tử
Văn thần cẩm tú, võ tòng ông lớn lược thao
Bởi dung tướng mạo anh hào
Đại trung chính, tài cao quán cổ… “
       Tại cung thờ quan lớn Đệ Tam có đôi câu đối như sau:
Nguyện giả chân thành Vương quan đa giáng phúc
Cầu chi tất ứng Thần đức tối uy linh.
     Tạm dịch:
Nguyện ước thành sự, nhờ Vương quan ban nhiều phúc
Cầu tất ứng nghiệm là nhờ Thánh đức uy linh.
      Lại có một đại tự trong đền ghi:
“Nam Hải ân thâm” (Ân đức sâu như biển Nam )
“Thần linh khắc tướng” (Thần thiêng liêng hiển hiện rõ rệt)
        Đền quan Lớn thờ Hữu Sơn Thần, các vị trong Tứ Phủ, như Ngũ Vị Tôn Quan, ông Hoàng Bẩy, ông Hoàng Mười, lại có lầu Cô, Cậu theo hệ điện thần Tứ Phủ.

    Quan Lớn Đệ Tam còn được thờ ở đâu

   
Quan Đệ Tam
         Quan Lớn Đệ Tam có khá nhiều đền thờ. Có hai đền rất đáng được chú ý là Đền Lảnh Giang và Đền Xích Đằng. Đó là hai ngôi đền liên quan đến sự thăng hóa của Ngài. Đền Quan Đệ Tam - Thái Bình gần đền Đồng Bằng liên quan đến sự tích Ngài phục vụ Đức Vua Cha Bát Hải chống giặc ngoại xâm. Đền Quan Đệ Tam - Lạng Sơn, liên quan đến chiến tích chống giặc ngoại xâm.

(Bài viết được lược trích từ trang http://phuday.com)

Đền Mẫu Đồng Đăng

         Đền Mẫu  Đồng Đăng nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4 km.  Đền Mẫu Đồng Đăng thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Đền còn gọi là "Đồng Đăng Linh Từ". Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử.
Cổng Đền Mẫu Đồng Đăng

      Nơi đây, theo tương truyền là nơi gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, sau khi ông đi sứ Trung Quốc về.

       Không gian thờ của Đền Mẫu Đồng Đăng

       Đến đền Mẫu Đồng Đăng, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính và linh thiêng này, mà còn là cơ hội để du khách tách mình ra khỏi phố xá ồn ào, cuộc sống bon chen để tận hưởng những giây phút thư thái, thoải mái. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hòa lẫn sự hùng vĩ nơi đây cũng sẽ đem cho du khách những cảm nhận tuyệt vời và ấn tượng khó phai.

Mặt trước Đền Mẫu Đồng Đăng

        
Đền Mẫu Đồng Đăng có một Tam Quan vào hạng Tam Quan đẹp và hoành trang nhất các đền phủ ở Việt Nam. Đền Mẫu Đồng Đăng gồm có 5 gian thờ chính:

  • Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm.
  • Kế tiếp phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ;
  • Tiếp theo là gian thờ Sơn trang gồm Chúa Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín;
  • Gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục;
  • Gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu….

Thần tích về Đền Mẫu Đồng Đăng


      Đền Mẫu Đồng Đăng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn lưu truyền câu chuyện gặp gỡ cảm động giữa Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về.

Đền Mẫu Đồng Đăng ngày lễ đầu xuân
     Tục truyền rằng Liễu Hạnh khi giáng sinh lần thứ hai ở đất Phủ Dày, làm con ông bà Lê Thái Công và Trần Thị Phúc, có tên là Lê Giáng Tiên. Lê Giáng Tiên kết duyên với Trần Đào Lang và có hai con. Năm 1577, Giáng Tiên hóa, khi 21 tuổi.
     Giáng Tiên về trời đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con nên nàng muốn xuống trần gian lần nữa. Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi. Ròng rã hàng chục năm sau, cho đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, nàng mới từ biệt để đi chu du thiên hạ.

Ngôi đền mẫu Đồng Đăng nhìn từ Tam Quan
     Trong những dịp hay ngao du sơn thủy đến các thắng cảnh của nhiều vùng. Đến Lạng Sơn, thấy bên núi có ngôi chùa phong cảnh hữu tình với những rặng thông xanh cao vút, những khóm nhược lan tươi đẹp nhưng lại bị cỏ lấp dấu chân, bia phủ rêu xanh, tượng Phật bụi mờ ít người qua lại vãn cảnh, Liễu Hạnh không vui. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gẩy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về. Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan liền gọi các phụ lão ở nơi sơn trang đó, giao cho một khoản tiền để tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật.

Một cung thờ Tại Đền Mẫu Đồng Đăng
       Theo “Nam Hải Dị Nhân” của Phan Kế Bính thì Tiên Chúa Liễu Hạnh vân du đến miền xứ Lạng. Lúc Phùng Khắc Khoan đi sứ từ Trung quốc về đến Lạng Sơn ông thấy một cô gái xinh đẹp ngồi dưới ba cây thông trước sân chùa, vừa đàn vừa hát. Ông bèn lên tiếng ghẹo:  
Tam mộc sâm đình, tọa trước hảo hề nữ tử".
      Người con gái nghe vậy, đối ngay:  
"Trùng sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân".
      Phùng Khắc Khoan hết sức kinh ngạc vì không biết tại sao nàng lại biết mình đi xứ về, bèn ra vế đối tiếp: 
 Sơn nhân bàng nhất kỷ, mạc phi tiên nữ tâm phàm. 
      Có nghĩa:  Cô sơn nữ ngồi ở ghế, phải chăng là tiên nữ giáng trần.
      Cô gái đáp ngay: 
       Văn tử đới trường cân, tất thị học sinh thị trướng.   
       Có nghĩa: Ông nhà văn chít khăn dài, đích thị học sinh nhòm trướng.
      Phùng Khắc Khoan vô cùng khâm phục cô gái. Ông cúi đầu làm lễ, lúc ngẩng đầu thì cô gái đã lẩn mất. Chỉ thấy trên thân cây gỗ viết bốn chữ: "Mão khẩu công chúa" và kế bên tấm biển cũng có bốn chữ: "Băng mã dĩ tẩu". Phùng Khắc Khoan giật mình mới biết đó là Liễu Hạnh Công Chúa và có ý dặn Phùng Khắc Khoan phải tu sửa lại ngôi chùa.

Tam Quan nhìn từ trong đền nhìn ra
     Đền Mẫu Đồng Đăng có sự tích là như thế. Phung Khắc Khoan còn gặp lại Liễu Hạnh Công chúa lần thứ hai ở Tây Hồ. Phủ Tây Hồ hiện nay là nơi Phùng Khắc Khoan gặp gỡ Thánh Mẫu.

        Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng

         Hàng năm, lễ hội Đền Đồng Đăng vào ngày mùng 10 tháng giêng. Trước đây, lễ hội này còn gọi là lễ hội Lồng Tồng tức lễ hội xuống đồng của ba con vùng xứ Lạng.

Đền Mẫu Đồng Đăng ngày lễ hội
         Ngoài phần lễ thì phần hội có các trò chơi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao. Đến với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.


Vua Cha Bát Hải Động Đình là ai

       Vua Cha Bát Hải Động Đình được thờ chính tại đền Đồng Bằng, thuộc xã An Lễ - Quỳnh Phụ - Thái Bình. Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình là Đền trung tâm trong Khu Du lịch Tâm linh Đền Đồng Bằng.

Đền Mẫu Đông Cuông

        Đền Mẫu Đông Cuông cách thành phố Yên Bái hơn 50 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Lao cai. Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ Thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống giặc Nguyên, chống Pháp.

Đền Mẫu Sòng Sơn

     Đền Mẫu Sòng Sơn nằm ngay cạnh đường 1A thuộc địa phận thị trấn Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đền Mẫu Sòng Sơn nằm cách đền Cô Chín Sòng Sơn chừng 1 km.

Đền Mâu Sòng Sơn

Lịch sử và thần tích Đền Mẫu Sòng Sơn

       Đền Mẫu Sòng Sơn có từ thời Vua Lê Hiển Tông - Thế kỷ 18 với lịch sử gần 300 năm.  Đền Mẫu Sòng Sơn gắn liền với sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển thánh.  Đây được coi là một trong các nôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Thủa xưa, đây là một ngôi đền uy nghi. Tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1998, ngôi đền được trùng tu tôn tại lại với dáng cổ ngày xưa.

Cung thờ Mẫu Thoải mới được xây dựng

       Chuyện rằng: Năm 1939, khi trùng tu đền. thợ xây đã đào được một cái tráp. Trong tráp có có một cuốn sách thời Vĩnh Tộ ( 1619- 1628) đời vua Lê Thần Tông chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương. Ngày xưa, ngôi đền có tên Đền Sùng Sơn có một chiếc cầu đá do một Hoàng Hậu thời Lê Cảnh Hưng xây dựng.

Nơi thờ Đức Trần Hưng Đạo mới được xây dựng

       Thần tích về Đền Mẫu Sòng Sơn:  Có một ông lão người làng Cổ Đam, được nữ chúa Vân Hương nhập hồn và lấy một cái gậy cắm xuống đất và truyền cho bà con xây một ngôi đền ở đó. Chiếc gậy, đã bén rễ, đầm chồi. Trước sự linh ứng này, dân làng đã xây dựng ngôi đền theo chỉ dẫn của nữ chúa.

Dòng suối quanh đền luôn róc rách


       Các cung thờ tại Đền Mẫu Sòng Sơn

     Qua công Tam Quan của đền là một sân rộng có tượng Phật Bà Quan Âm. Trong đền có các cung thờ các quan Hoàng, các cô, Đức Thánh Trần Triều, Vua Cha Ngọc Hoàng.

Tượng Phật Bà Quán Âm
       Trong cung cầm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
      Phía bên ngoài, gần dòng suối trong có cung thờ vọng Cô Chín Sòng Sơn.
   

      Sau khi đến thăm đền Mẫu Sòng Sơn , chúng ta có thể đên thăm đền Cô Chín Sòng Sơn cách đó khoảng gần 1 km. Đền Mẫu Sòng, Đền Cô Chín, đền Mẫu Sòng Sơn  tạo thành một quần thể tâm linh Sòng Sơn.

Lầu Cô Chín
       Sau khi thăm quần thể di tích tâm linh này chúng ta có thể tiếp tục vào thăm Khu du lịch tâm linh Hàn Sơn cách đó khoảng 18 km.


Cô Ba Thoải Cung

       Cô Ba Thoải Cung còn gọi là Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn được thờ tại Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thuộc khu du lịch tâm linh Hàn Sơn.

Cô Mười Đồng Mỏ

        Cô Mười Đồng Mỏ, hay Cô Mười Mỏ Ba được thờ ở Đền Mỏ Ba - Huyện Đồng Mỏ - Lạng Sơn. Đền Mỏ Ba là nơi thờ chính là Chầu Mười Đồng Mỏ và Cô Mười Đồng Mỏ.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Phủ Quảng Cung

        Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung còn gọi là Phủ Nấp. Phủ Quảng Cung, nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất nằm cách quần thể du lịch tâm linh Phủ Giầy khoảng 15 km.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Chúa Thác Bờ

          Chúa Thác Bờ được thờ chính tại Đền Vầy Nưa, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Chúa Thác Bờ không thuộc Tứ Phủ, nhưng Chúa Thác Bờ lại được các con nhanh đệ tử coi như thánh chúa trong tứ phủ.

Đền Bồng Lai Hòa Bình

        Đền Bồng Lai Hòa Bình nằm trong Khu Du lịch tâm linh Đền Bồng Lai dưới chân núi Đầu Rồng thuộc thị trấn Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình. Đền còn gọi là Đền Bồng Lai Thượng hay Bồng Lai Linh Từ, đền Bồng Lai Cao Phong. Đây là ngôi đền thờ chính cung Cô Đôi Thượng Ngàn.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Cô Tám Đồi Chè

         Đền Cô Tám Đồi Chè nằm trong Khu Du Lịch Tâm linh Hàn Sơn thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi thờ chính của Cô Tám Đồi Chè.

Chầu Năm Suối Lân - Đền Chầu Năm

         Chầu Năm Suối Lân được thờ ở Đền Suối Lân ở Song Hóa, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đây là đền thờ chính của Chầu Năm. Tại đền Suối Lân còn là nơi thờ chính của của Cô Năm Suối Lân. Ngôi đền thường được gọi là Đền Chầu Năm Suối Lân.

Chầu Mười Đồng Mỏ

         Chầu Mười Đồng Mỏ được thờ tại Đền Mỏ Ba, thuộc huyện Đồng Mỏ, Lạng Sơn. Chầu Mười Đồng Mỏ còn gọi là Chầu Mười Mỏ Ba. Đền Mỏ Ba còn gọi là Đền Chầu Mười Mỏ Ba.

Cô Bảy Mỏ Bạch - Cô Bảy Kim Giao

      Đền Mỏ Bạch ở Kim Giao, Mỏ Bạch, thành phố Thái Nguyên là nơi thờ chính của Chầu Bảy và Cô Bảy. Vì thế Cô Bảy nơi đây được gọi là Cô Bảy Mỏ Bạch hay còn gọi là Cô bảy Kim Giao. Cô Bảy Mỏ Bạch chính là cô thứ bảy trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Cô Năm Suối Lân

      Cô Năm Suối Lân được thờ chính tại một cung thờ bên cạnh đền chính của Đền Chầu Năm Suối Lân tại Sông Hóa, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Nơi đây được coi là nơi thờ chính của Cô Năm và Chầu Năm. Cô Năm Suối Lân là thánh cô thứ năm trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng thờ Quan Lớn Đệ Tam

      Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ. Đền thờ chính của Quan Lớn Đệ Tam là Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng.

Quan Lớn Đệ Nhị

      Quan Lớn Đệ Nhị hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát. Quan Giám Sát được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là nơi Quan trấn giữ miền Sơn Lâm. và Đền Quan Giám ở Phố Cát, Thanh Hóa là nơi Quan giáng hạ dạo chơi. Quan Còn được giao quyền giám sát cai quản sơn lâm, nên Ngài còn được gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai

        Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông. Đền Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai tọa ở Phố Đông Thái, Thị Trấn Vĩnh Bảo, Huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Nơi đây là nơi thờ chính của Quan Lớn Đệ Tứ 

Quan Lớn Đệ Nhất

       Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên được thờ tại Đền Quan Lớn Đệ Nhất, thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.  Đền Quan Lớn Đệ Nhất nằm ở ngay sát Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải và còn gọi là Đền Quan Đệ Nhất Linh Từ

Quan Điều Thất

       Quan Điều Thất còn gọi là Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên. Quan lớn Điều Thất là một trong năm tướng tài của Vua Cha Bát Hải. Đền chính của Quan Điều Thất là Đền Quan Lớn Điều Thất thuộc Khu du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng, nằm cách đền Đồng Bằng khoảng 500 m. 

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Đền Đồng Bằng

      Đền Đồng Bằng thuộc quần thể du lịch tâm linh đền Đồng Bằng nằm ở  An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình. 

      Theo sự tích thì ngôi đền đã có từ thời vua Hùng Duệ Vương, tức đã trên 2000 năm. Ngôi đền này xưa có tên Hoa Đào Trang.    

Đền Cô Đôi Thượng Ngàn


         Cô Đôi Thượng Ngàn là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Cô Đôi Thượng Ngàn nổi tiếng anh linh dạy khắp bốn phương, trải từ Đông Cuông, Tuần Quán tới phủ Nho Quan tỉnh Ninh Bình về tới huyện Cao Phong,  tỉnh Hòa Bình) đều có đền thờ Cô. 

Quan Hoàng Tám

         Đền Kỳ Sầm thờ Khau Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao tại Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng. Nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám có giáng trần và đó chính là Khau Sầm Đại Vương Nùng Chí Cao. Cũng có nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám không giáng trần và không có đền thờ chính. Tuy vậy, người viết cũng mạnh dạn viết đôi nét về Tướng quân Nùng Chí Cao để mọi người tham khảo.

Cô Bé Đông Cuông

      Đền Cô Bé Đông Cuông nằm trên đường vào Đền Mẫu Đông Cuông. Đền Cô nằm ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là ngôi đền thờ Cô Bé hầu cận của Mẫu Thượng Ngàn.
     Trong Đền Cô bé Đông Cuông có phối thờ Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Chín Thượng.

Đền Phủ Vàng

  Đền Phủ Vàng nằm ở Núi Chùa, làng Vàng, xã Hoằng Khánh, huyện  Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đền Phủ Vàng thờ Mẫu Đệ Nhất Liễu Hạnh. Đền còn có tên là "Phủ Vàng Linh Từ". Ngôi đền nằm cách đường 1A khoảng 7 km.

Đền Quán Cháo

           Đền Quán Cháo nằm sát Quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Đền Quán Cháo thờ Mẫu Liễu Hạnh.  Truyền thuyết cho rằng nơi đây là nơi Thánh Mẫu hiển linh giúp Vua Quang Trung lúc đưa quân ra dẹp quân Thanh.

Đền Rồng - Đền Nước


         Đền Rồng, Đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Hai đền tạo thành Khu di tích Đền Rồng, Đền Nước. Đền Rồng thờ Mẫu Thượng Ngàn, Đền Nước thờ Mẫu Thoải. Đền Rồng và Đền Nước được chung một lễ rước đầu năm.

Đền Đồi Ngang và Cậu bé Đồi Ngang

Đền Đồi Ngang hay còn gọi là Phủ Đồi Ngang thờ Thánh Mẫu Liễu hạnh và thờ Cậu Bé Đồi Ngang. Đền Đồi Ngang. Đền  nằm ở xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Từ quốc lộ 1A tại thị xã Tam Điệp theo quốc lộ 12B về ngã ba Rịa rẽ vào quốc lộ 45 chừng 1 km là đến đền.

Cậu bé Lệch

      Cậu bé Lệch được thờ tại Đền Trần Hưng Đạo bên Hồ Thùm Thùm - Khu Du lịch Tâm Linh Suối Mỡ. Cậu bé Lệch được thờ tại một cung mẫu tại đền.Trước đây, đền nằm dưới lòng hồ Thùm Thùm. Khi Nhà nước cho xây dựng hồ thì Đền được di chuyển  xây dựng mới trên đồi cao.

Sự tích Cô bé Cửa Suốt - Đền Cặp Tiên

    Đền Cặp Tiên nằm ở xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Ninh.  Đền Cặp Tiên thờ Cô Bé Cửa Suốt và Quan Chánh - Một vị quan có công với dân vùng này và có công tu bổ ngôi đền.

Đền Mẫu Hưng Yên

         Đền Mẫu Hưng Yên nằm ở phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên. Đền Mẫu Hưng Yên thờ bà Dương Quý Phi người Tống. Mẫu Dương Quý Phi không thuộc Tứ Phủ. Tuy vậy, ngôi đền vẫn được thờ các ngôi của Tứ Phủ.

Cô Đôi Cam Đường

        Đền Cô Đôi Cam Đường nằm ở xã Cam Đường cũ nay thuộc phường Bình Minh, thành phố Lào Cai.  Đền thờ Đôi Cô Cam Đường, nhưng tứ phủ lại hay gọi chệch là Cô Đôi Cam Đường. Cô Đôi Cam Đường không nằm trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô. Nhưng Cô Đôi Cam Đường cũng rất hay giáng hầu. Khi giáng hầu cô hay mặc bộ áo tứ thân của phụ nữ Việt cổ.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Khu du lịch tâm linh Hàn Sơn

         Hàn Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa, chạy dọc phía tả sông Mã (Sông Lèn) có một khu du lịch tâm linh Hàn Sơn rất đặc sắc. Nơi đây, nằm hai bên dòng sông Lèn có rất nhiều đền phủ và hầu hết là đền thờ chính của các vị thánh trong tứ phủ.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Cô Bé Minh Lương

       Đền Cô Bé Minh Lương nằm ở  địa phận xã Lăng Quán (Yên Sơn), cách thị xã Tuyên Quang 11 km theo đường Tuyên Quang -Hà Giang. Khu vực Tuyên Quang này còn có đền Cô Bé Mỏ Than, và đền  Cô Bé Cây xanh. Cô bé Minh Lương có thể được coi là Cô bé ThượngNgàn.

Cô bé Mỏ Than Tuyên Quang

       Cô bé Mỏ Than Tuyên Quang được thờ tại Đền Mỏ Than thuộc phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Nơi đây còn là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn, Đức thánh Trần Triều. Cô bé Mỏ Than Tuyên Quang chính là hiện thân của Cô Bé Thượng Ngàn.  Ngôi đền nằm rất gần đền Cây Xanh, vì thế ai đã đến Đền Cây Xanh thường hay ghé qua thăm Đền Mỏ Than. Đền có tên là Đền Mỏ Than vì nơi đây là mỏ than cũ của thực dân Pháp.

Cô Bé Cây Xanh Tuyên Quang

        Đền Cây Xanh (hay còn gọi là Đền Cảnh Xanh) nằm ở Phường Minh Xuân - Thành Phố Tuyên Quang. Đền Cây Xanh thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, có phối thờ Cô bé Cây Xanh Tuyên Quang.  Cô bé Cây Xanh Tuyên Quang  nơi đây chính là Cô bé Thượng Ngàn.

Cô bé Chí Mìu Bắc Giang

       Đền Cô Bé Chí Mìu Bắc Giang nằm ở  bản Chí Mìu, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cô bé Chí Mìu chính là Cô Bé Thượng Ngàn, do đền Cô bé Thượng Ngàn  nằm ở bản Chí Mìu  nên mọi người đều gọi cô theo tên địa danh của đền là Cô Bé Chí Mìu.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên

        Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên được coi là cái nôi đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam bởi Đạo Phật nơi đây đã có từ thời Vua Hùng của nước Văn Lang. Theo Ngọc phả 18 đời Vua Hùng thì  vào đời Vua Hùng thứ VII tức thế kỷ 17 trước công nguyên đã có Tây Thiên Cổ tự (Đền Thượng Tây Thiên ngày nay), còn tài liệu khác cho rằng vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên hai  nhà truyền giáo Ấn Độ là Sona và Uttara thấy vùng đất này linh thiêng nên đã tọa lại nơi đây để hoằng dương Phật Pháp. Như vậy, đạo Phật đã đến Tây Thiên ít nhất trên 2000 năm nay.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Cô Tư Ỷ La

         Cô Tư Ỷ La là cô thứ tư trong Thập vị Thánh Cô trong Tứ Phủ Thánh Cô. Tương truyền Cô Tư  cũng vốn là con vua Đế Thích chính cung. Theo lệnh vua cha, cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Về sau, nơi Mẫu giá ngự đó, người ta lập đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Cô Tư được gọi là Cô Tư Ỷ La là theo địa danh của nơi thờ Cô.

ĐỀN CÔ BÉ SUỐI NGANG Ở ĐÂU

      Đền Cô bé Suối Ngang nằm ở Suối Ngang, xã Phố Vị, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền nằm gần khu tâm linh Bắc Lệ. Đường đến Đền Cô rất dễ đi, hoàn toàn đi bằng xe ô tô đến tận sân đền. Nếu có dịp đi lễ đền Bắc Lệ, chúng ta nên ghé vào thắp hương đền cô để xin cầu, tài, cầu lộc.