Có 2 ngôi Đền Ông Hoàng Mười là Đền Củi tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và Đền Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là đền Mỏ Hạc) tại Huyện Hưng Nguyên - Nghệ An. Hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam nước xanh như mắt ngọc. Đứng bên đền bên này, có thể nhìn thấp thoáng đền bên kia qua lung linh của dòng sông mơ mộng.
Ông Hoàng Mười là ai
Trong số Thập vị quan Hoàng, Ông Hoàng Mười là một trong những vị tồn tại nhiều dị bản về thân thế. Nhưng các dị bản về Quan Hoàng Mười đều được gắn với các nhân vật có thật trong sử sách. Tuy nhiên, đáng tiếc là đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thể bóc tách từng giả thuyết để trả lời cho câu hỏi: Quan Hoàng Mười là ai?
Cổng đền Hưng Nguyên |
Có tài liệu cho rằng Ông Hoàng Mười là hiện thân của tướng Lê Khôi, một tướng tài của Vua Lê Lợi. Lại có một dị bản khác cho rằng ông là Lý Nhật Quang, con trai Vua Lý Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An. Lại có dị bản khác cho rằng ông là hiện thân của Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
Phía trước đền Củi là Tam quan và dòng sông Lam thơ mộng. |
(Xem thêm: Các hiện thân của Quan Hoàng Mười)
Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì Quan Hoàng Mười là nguyên khí của vùng đất linh thiêng Thanh Nghệ Hà (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh). Bởi việc xác định Ông Hoàng Mười là ai thực ra rất khó, nếu không muốn nói là không thể.
Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì Quan Hoàng Mười là nguyên khí của vùng đất linh thiêng Thanh Nghệ Hà (Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh). Bởi việc xác định Ông Hoàng Mười là ai thực ra rất khó, nếu không muốn nói là không thể.
Thần tích Quan Hoàng Mười đền Củi gắn liền với sự hiện thân của Tướng Lê Khôi tài giỏi, người gọi Lê Lợi bằng chú.
Cổng đền Hưng Nguyên |
Chuyện kể rằng khi ông đánh thắng giặc trở về thì một trận cuồng phong ập vào làm nhiều nhà dân vị đổ nát. Thương dân ông lại cùng binh sỹ lên ngàn chặt tre, gỗ đưa về giúp dân làm nhà. Một lần không may khi bè về đến chân Hồng Lĩnh ở núi Ngũ Mã thì cuồng phong lại ập đến làm vỡ bè, ông gặp nạn. Quân sỹ và dân làng chưa kịp mai táng cho ông thì mối đã đùn đất lên thi hài ông thành mộ. Cảm phục và biết ơn ông, người dân đã lập đền thờ. Ông rất linh thiêng và thường hiển thánh cứu giúp muôn dân.
Đền Củi có phải là đền thờ chính của Ông Hoàng Mười hay không
Theo Trái tim Việt Nam Online thì Đền Củi là nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu còn mãi sau này sau khi tướng Lê Khôi mất, Ông Hoàng Mười mới được phối thờ vào đền:
" Trên mặt Tiền ở nhà hạ điện dài 9m, rộng 0,6m của ngôi đền có 4 chữ hán to: “Thánh mẫu linh từ”. Nghiên cứu các tài liệu thành văn và khảo sát thực địa, có thể khẳng định vị thần được thờ chính trong đền Củi là thánh mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay chưa tìm được niên đại ra đời của đền Củi. Khi Lê Khôi đến trấn thủ ở Nghệ An đã thấy có ngôi đền này nhưng quy mô còn rất nhỏ và lợp tranh. Sau nhiều lần trùng tu tôn tạo đền mới được lợp ngói. Diện mạo ngôi đền Củi ngày nay, có phong cách kiến trúc đậm đà dấu ấn thời Nguyễn.
Để nhớ công ơn ông Lê Khôi, người đưa lại cuộc sống ấm no cho mình nên sau khi ông mất (1446), nhân dân lập bài vị ông đưa vào phối thờ ở đền. Trong đền Củi còn thờ cả Hưng Đạo đại Vương, nhân dân tôn kính gọi là Đức Thánh Trần".
(Xem chi tiết tại: Đền Củi và Quan Hoàng Mười ).
Dân gian quanh vùng còn kể rằng năm 1986. Do mưa lũ do đền bên Mỏ Hạc bị hư hại nặng nên đã gửi đồ tế tự của Ông Mười sang đền Củi.
Như vậy, thực chất đền Củi là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, còn Ông Hoàng Mười chỉ là phối thờ. Có lẽ như vậy, chúng ta có thể thấy tại Đền Củi, cung cấm là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, còn cung Ông Hoàng Mười được đặt ở ngoài. Tuy vậy, Đền Củi vẫn đông đảo con nhang, đệ tử đến để lễ Ông Mười, bởi có lẽ đền Củi đã tồn tại đã lâu trong tiềm thức của người Việt nam hơn đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới được tôn tạo lại từ dấu tích hoang tàn trong thời gian gần đây.
Dân gian quanh vùng còn kể rằng năm 1986. Do mưa lũ do đền bên Mỏ Hạc bị hư hại nặng nên đã gửi đồ tế tự của Ông Mười sang đền Củi.
Như vậy, thực chất đền Củi là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, còn Ông Hoàng Mười chỉ là phối thờ. Có lẽ như vậy, chúng ta có thể thấy tại Đền Củi, cung cấm là thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, còn cung Ông Hoàng Mười được đặt ở ngoài. Tuy vậy, Đền Củi vẫn đông đảo con nhang, đệ tử đến để lễ Ông Mười, bởi có lẽ đền Củi đã tồn tại đã lâu trong tiềm thức của người Việt nam hơn đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới được tôn tạo lại từ dấu tích hoang tàn trong thời gian gần đây.
Đền Quan Hoàng Mười hay còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ nằm ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Vị thần được thờ chính được thờ ở ngôi đền này là Ông Hoàng Mười.
Đền được xây dựng năm 1634 từ thời hậu Lê trên diện tích hơn 1 ha. Nhưng sau này trải qua thời gian và chiến tranh, ngôi đền đã trở thành phế tích và hầu như không còn gì. Mãi đến năm 1995 mới được tôn tạo lại. Hiện nay, ngôi đền vẫn đang kêu gọi các nhà hảo tâm cung tiến để xây dựng giai đoạn 2.
Nơi đây còn có Lăng Mộ của Quan Hoàng Mười.
Điều rất quan trọng và đáng suy ngẫm là đền Ông Hoàng Mười Hưng Nguyên mới là đền lưu giữ đến 21 đạo sắc phong về Quan Hoàng Mười. Điều đó có thể minh chứng Đền Quan Hoàng Mười Hưng Nguyên mới được coi là đền thờ chính của Quan Hoàng Mười - Quan Trấn thủ Nghệ An".
Ý kiến người viết về đi lễ Ông Hoàng Mười
Ý kiến người viết về đi lễ Ông Hoàng Mười
Thật là có lỗi nếu chúng ta đã đến Đền Củi lễ Quan Hoàng Mười mà không qua đền chính của Ông Mười tại Đền Hưng Nguyên. Có lẽ hợp lý nhất là chúng ta nên đến lễ Thánh Mẫu và Ông Hoàng Mười tại Đền Củi sau đó sang Đền Quan Hoàng Mười Hưng Nguyên để lễ Ông và thăm Lăng Mộ của Ông.