Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín Sòng Sơn và cũng là nơi được coi là thờ chính của Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Do danh tiếng của Cô Chín Sòng Sơn quá lớn ,nên đôi khi chúng ta chỉ nghĩ rằng đây là nơi thờ chính của riêng Cô Chín. Hiện nay, trong cung cấm của Đền Cô là nơi thờ Mẫu Cửu. Còn Chầu Cửu có một cung riêng ở bên tay trái của Cung Cô Chín.
Đền Cô Chín Sòng Sơn tại Phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Nếu từ Hà Nội về Thanh Hóa thì Đền Mẫu Sòng Sơn nằm ở bên phải đường thì đền Cô Chín Sòng Sơn nằm bên trái. Hai đền chỉ cách nhau khoảng gần một cây số
Chầu Cửu là hậu cận của Mẫu Cửu, chuyên biên chép sổ sách. Tương truyền, Chầu giáng hiện tại đất Thanh Hóa, đôi khi giá ngự trong Đền Sòng. Vì vậy, đôi khi người ta cũng gọi là Chầu là Chầu Cửu Đền Sòng. Chính vì vậy, Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là một nơi thờ chính của Chầu Cửu.
Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa trên Thiên Cung xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu.Vì coi là kề cận bên Mẫu Liễu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng -Thanh Hóa và Phủ Bóng - Nam Định. Ngoài ra, ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Chính thế, Đền Cô Chín Sòng Sơn cũng được coi là nơi thờ chính của Chầu Cửu, bởi Chầu Cửu không giáng trần nên không có đền thờ riêng.
Tại sao Đền Cô Chín Sòng Sơn còn được coi là nơi thờ chính của Mẫu Cửu và Chầu Cửu
Cô Chín là hầu cận không chỉ của Mẫu Liễu, mà còn là hầu cận của Mẫu Cửu Trùng, vì thế, Mẫu Cửu được thờ tại cung cấm của Đền Cô Chín Sòng Sơn. Mẫu Cửu tuy không giáng trần, nhưng có một đền thờ riêng tại Đền Mẫu Cửu tại Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Đền Mẫu Cửu Ninh Sở được coi là nơi thờ chính của Mẫu, còn Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là nơi thờ chính thứ hai của Mẫu Cửu.Chầu Cửu là hậu cận của Mẫu Cửu, chuyên biên chép sổ sách. Tương truyền, Chầu giáng hiện tại đất Thanh Hóa, đôi khi giá ngự trong Đền Sòng. Vì vậy, đôi khi người ta cũng gọi là Chầu là Chầu Cửu Đền Sòng. Chính vì vậy, Đền Cô Chín Sòng Sơn được coi là một nơi thờ chính của Chầu Cửu.
Cũng có quan niệm cho rằng bà là Thụy Hoa Công Chúa trên Thiên Cung xuống Đồi Ngang, Phố Cát, kề cận bên Mẫu Liễu.Vì coi là kề cận bên Mẫu Liễu nên Chầu Cửu thường được thờ chính ở những ngôi đền chính của Mẫu như Đền Rồng -Thanh Hóa và Phủ Bóng - Nam Định. Ngoài ra, ở một số đền còn thờ chầu làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền. Chính thế, Đền Cô Chín Sòng Sơn cũng được coi là nơi thờ chính của Chầu Cửu, bởi Chầu Cửu không giáng trần nên không có đền thờ riêng.
Có phải có 2 đền Cô Chín Sòng Sơn ở Sòng Sơn
Tại phía trước Đền Cô Chín Sòng Sơn, nằm ở bên dòng suối có một Đền Cô Chín Sòng Sơn nữa. Đây là ngôi đền nhỏ của một thanh đồng tự xây dựng. Ngôi đền này chỉ mới được xây dựng vào cỡ năm 1993. Ngôi đền này thuộc phần quản lý tư nhân của những người lập gian bán hàng trước cổng đền Cô Chín. Ngôi đền này không được công nhận là di tích lịch sử và không thuộc sự quản lý của nhà nước. Ngôi đền này đã làm nhiều người lầm tưởng đó mới là ngôi đền cổ của Cô Chín Sòng Sơn. Nền ngôi đền cổ ngày xưa chính là ngôi đền hiện nay được xây trên sườn đồi.
Trước đây, Đền Cô nơi đây chỉ là một đền nhỏ, đơn sơ. Sau này, với công đức của khách thập phương và quyết tâm của chính quyền địa phương đền Cô đã được xây dựng khang trang như ngày hôm nay.
Trước đây, Đền Cô nơi đây chỉ là một đền nhỏ, đơn sơ. Sau này, với công đức của khách thập phương và quyết tâm của chính quyền địa phương đền Cô đã được xây dựng khang trang như ngày hôm nay.
Thân thế Cô Chín Sòng Sơn
Theo truyền thuyết: Cô Chín Sòng Sơn vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, có một lần vô tình đánh vỡ một chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô đã bôn ba bốn phương khắp ngả trời Nam, sau về đến đất Thanh Hóa thấy cảnh lạ vô biên, cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Có lẽ vì vậy, người ta sau này hay dâng Cô Chín Sòng Sơn võng đào.
Hiện chưa thấy tài liệu nào là Cô Chín giáng sinh vào một nhân vật nào trên trần gian.
Cô Chín Sòng Sơn là một thánh cô có nhiều quyền phép. Những người có căn Cô Chín thường có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.
Cô Chín Sòng Sơn rất hay ngự đồng. Hết các thanh đồng khi Hầu Thánh đều có hầu giá Cô Chín. Khi giáng hầu Cô Chín thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai và cô múa quạt tiến Mẫu. Đôi khi Cô cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ, hài hoa, vòng hồng hay võng đào.
Có lẽ Cô Chín Sòng Sơn là một Thánh Cô nổi tiếng nhất trong các Thánh Cô nên hầu hết các đền, phủ đều có thờ Cô. Tại các đền phủ, Cô Chín có thể có ban thờ riêng hoặc thờ chung với Cô Bơ hoặc thờ chung trong Cung Tứ Phủ Thánh Cô; hoặc Cô được thờ ở một Lầu Cô riêng biệt như: Cung Cô Chín đền Mẫu Sòng, cung Cô Chín Phủ Quảng Cung...
Tại sao Cô Chín Sòng còn gọi là Cô Chín Giếng
"Tương truyền Cô Chín Sòng Sơn- chính là Cửu Thiên Huyền Nữ - con gái thứ 9 của Ngọc hoàng Thượng đế. Khi tiên cô Cửu Thiên Huyền Nữ (tức Cô Chín) giáng trần, cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách những người này rồi hành cho dở dại dở điên. Chính thế, trong văn của cô có câu: “Làm cho trăm chứng hiểm nghèo. Khi lội dưới suối khi trèo lên cây”.
Đây là đền chính của Cô Chín Sòng Sơn |
Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài bói toán. Cô Chín đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô. Trước đền lúc đó có đến 9 miệng giếng tự nhiên do đền cô cai quản. Vì thế có câu: Cô Chín quyền cai chín giếng" là vậy. Vậy nên Cô Chín Sòng Sơn còn gọi với tên Cô Chín Giếng. Nghe đâu các giếng này đã bị lấp khi trải qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Các tên gọi khác của Cô Chín
Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng, Cô Chín Suối, Cô Chín Thượng nhưng chính đều là Cô Chín Sòng Sơn được thờ phụng tại đền thờ vọng. Còn có một số nơi thờ Cô Chín Thượng (có thể là Cô Chín Thượng Ngàn hay Cô Chín Thượng Thiên). Theo quan điểm của người viết thì tất cả đều chỉ là Cô Chín Sòng Sơn. Theo quan điểm riêng của người viết: Cô Chín đại điện cho cả ba ngôi Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thoải phủ. Tuy nhiên, người viết cũng chưa biết nơi đâu thờ Cô Chín Thoải.
Về sự tích và sự linh tiêng của đền Cô Chín Sòng Sơn các bạn có thể tham khảo tài liệu dưới đây:
Sự tích về sắc phong của đền Cô Chín Sòng Sơn
Nghe nói, khi nhân dân xây dựng lại đền thì có một người đàn ông ở Hà Nội đến đền và đưa cuốn sắc phong của đền mà không biết tại sao thất lạc đến nhà ông. Đây là cuốn sắc phong của đời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ hai, 1780.
Phá đền vì sợ mê tín
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, chính quyền đã phá đền để thực hiện công cuộc bài trừ mê tín dị đoan của nhà nước. Ông chủ nhiệm hợp tác xã chỉ huy trực tiếp cuộc phá dỡ. Ông còn lớn tiếng tuyên bố: "Nhiều người bảo đền cô linh thiêng, tôi phá xem có còn linh thiêng hay không".
Nhưng sau đó gia đình ông luôn gặp những điều không may. Vợ con ông chết gần hết, chỉ còn một cậu con trai, nhưng lơ ngơ, lang thang và nay lưu lạc nơi đâu không biết.
Mời các bạn nghe một đoạn văn của Cô Chín tại Video Clip này nhé:
Một số đền thờ Cô Chín khác
1. Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang (ở gần Đền chúa Nguyệt Hồ) - Huyện Yên Thế - Bắc Giang
Đây là đền thờ Cô Chín Thượng Thiên được đặt trên đình một ngọn đồi cao. Đường lên là đường nhựa, xe ô tô có thể chạy thẳng lên sân đền. Đây là một ngôi đền đẹp và linh thiêng. Đền Cô Chín Thượng chỉ cách đền Chúa Nguyệt Hồ chỉ khoảng 4 km.
Tượng Cô Chín Thượng Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang |
2. Đền Cô Chín Suối Rồng
Vì đền Cô Chín nằm cạnh Suối Rồng nên nơi đây còn gọi Đền Cô là Đền Cô Chín Suối Rồng, đôi khi gọi đền cô là Đền Cô Chín Suối hay Đền Cô Chín Rồng. Đền nằm ở thị trấn Đồ Sơn - Hải Phòng
3. Đền Cô Chín Tây Thiên
Đây là ngôi đền mới xây gần đây nằm ở Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền Cô Chín Tây Thiên là một ngôi đền có kiến trúc đẹp.
Ngoài ra, tại Thái Nguyên cũng có một Đền Cô Chín Thượng tại xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ. Vùng sóc Sơn cũng có một đền nhỏ thờ Cô Chín. Tại Hà Nội cũng có một đền thờ Cô Chín là Đền Cô Chín tại 35, Tôn Đức Thắng...
4. Đền Cô Chín Đồng Mỏ
Đền Cô Chín Đồng Mỏ hay còn gọi là đền Cô Chín Mỏ Ba hay đền Cô Chín Lạng Sơn. Đây là một ngôi đền nằm trên lưng chừng một ngọn núi. Để đến được đền Cô thì có hai cách: Đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ lên hoặc đi xuống từ Đền Chầu Mười Đồng Mỏ. Nói chung cả hai con đường lên đều phải đi bộ leo dốc với dốc cao. Đến được đền Cô nơi đây thì thực sự phải là người có tâm thành với Cô.Ngoài ra, tại Thái Nguyên cũng có một Đền Cô Chín Thượng tại xã Huống Thượng, huyện Đồng Hỷ. Vùng sóc Sơn cũng có một đền nhỏ thờ Cô Chín. Tại Hà Nội cũng có một đền thờ Cô Chín là Đền Cô Chín tại 35, Tôn Đức Thắng...