Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Đền Rõm

      Đền Rõm thuộc thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Đền Rõm được coi là ngôi đền thờ Mẫu Thượng và thờ quan quân nhà Mạc. Cách Đền Rõm khoảng gần 2 km là Đền Quan Quận thờ 18 vị Quan Quận. Có thể coi nơi đây là quần thể di tích tâm linh thờ nhà Mạc trong cuộc dời đô.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Văn khấn Đền Phủ

          Xin giới thiệu với các bạn một bản văn khấn đền phủ do bạn Nguyễn Hữu Hạ sưu tầm, biên soạn. Đây là bản văn khấn đền phủ khá điển hình có cấu trúc, vần điệu, nghệ thuật so sánh ẩn dụ, biến ngẫu trong văn khấn:

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Hầu đồng thế nào cho đúng

     Trang blog xin lược trích một số bài viết của thầy Huyền Tích - Một người thày tâm đức có nhiều công sức cho việc chấn hưng Đạo Mẫu về việc hầu thánh sao cho đúng, hầu đồng sao cho có Phúc, có Lộc và tâm đức của người làm thày để các bạn tham khảo.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Công đồng Trần Triều

        Để giúp các bạn tìm hiểu về Công đồng Trần Triều, người viết xin trích dẫn một bài viết về Công đồng Trần Triều để các bạn tham khảo:

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Đền Cô Tân An

         Hiện nay, tại Bảo Hà có hai Đền Cô Tân An và đều thờ bà Nguyễn Hoàng Bà Xa. Một ngôi đền nằm sâu trong rừng (thôn Tân An I) và một ngôi đền nằm sát bờ sông đối diện với đền Quan Hoàng Bảy ( Thôn Tân An 2) . Vậy lịch sử của 2 ngôi đền này ra sao, đâu là đền chính, đó là câu hỏi nhiều người muốn biết.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Đền Mẫu Thượng Tuyên Quang

        Đền Mẫu Thượng Tuyên Quang nằm ở  xóm 14, xã Tràng Đà - Tuyên Quang, đền còn có tên khác như: Đền Thượng, đền Sâm Sơn, đền nằm dưới chân núi Dùm nên còn gọi là đền Núi Dùm, đền Mẫu Dùm....

Đền Mẫu Ỷ La Tuyên Quang

        Đền Mẫu Ỷ La thuộc phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang được xây dựng từ triều vua Cảnh Hưng năm 1747 thờ Công Chúa Phương Dung con gái Vua Hùng. Đền Mẫu Ỷ La được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 18.3.2016.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Mẫu Thoải là ai

        Mẫu Đệ Tam còn gọi là Mẫu Thoải. Chữ Thoải là đọc chệch của chữ Thủy. Mẫu Thoải tức là Mẫu Thủy hay còn gọi là Thủy Cung Thánh Mẫu. Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn đã ra đời từ rất lâu trước cả Mẫu Liễu Hạnh. Trong Tam Tòa Thánh mẫu, Mẫu Thoải đứng thứ ba. Vậy Mẫu Thoải là ai, đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Sự tích Mẫu Thượng Ngàn qua văn Diệu Tín Thiền Sư

     Diệu Tín Thiền Sư là ai

      Theo ý kiến của tác giả Đồng Âm và quan điểm của Thày Trần Văn Hải - Thủ nhang đền Bồng Lai Hòa Bình - Một người am hiểu sâu sắc về Đạo Mẫu thì Động Sơn Trang thờ 3 Vị chúa Mường như sau:
        - Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công chúa Lê Mại Đại Vương.
        - Sơn trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công chúa.
        - Sơn Trang Đệ Tam: Diệu Nghĩa Thiền Sư Quế Hoa Công chúa

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Mẫu Thượng Ngàn là ai

      Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Thượng Ngàn là ai, nguồn gốc của Mẫu thế nào chắc chắn là điều rất nhiều người quan tâm.

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Đền Quan Đệ Tứ và sự linh thiêng

       Đền Quan Đệ Tứ nằm ở thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Đền còn được gọi là đền Quan Đệ Tứ Khâm Sai hay Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai.  Quan Đệ Tứ Khâm Sai là một trong năm vị tướng của Vua Cha Bát Hải Động Đình. 5 vị tướng này được coi là 5 người con trai của Đức Vua Cha. Năm vị này được suy tôn là " Ngũ Vị Tôn Ông" trong Tứ Phủ. Nơi đây là đền thờ chính cỉa Quan Đệ Tứ Khâm Sai. Quan Đệ Tứ được triều đình phong kiến sắc phong là " Đệ Tứ Thủy Thần".

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Đền Thượng Ba Vì

       Đền Thượng Ba Vì nằm trên ngọn núi Tản - Một trong hai ngọn núi cao nhất của dẫy núi Ba Vì. Đền Thượng Ba Vì nằm trên độ cao 1227 m so với mực nước biển. Đền Thượng Ba Vì là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên - Một trong 4 vị "Tứ Bất tử" của Việt Nam. Đền Thượng Ba Vì và khu thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên tạo thành một nơi thờ Thánh và Mẫu đẹp và linh thiêng nhất trời Nam.

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

Đền Cô Chín Suối Rồng

        Đền Suối Rồng Đồ Sơn thờ Cô Chín nên được gọi là Đền Cô Chín Suối Rồng Đồ Sơn. Đền Cô Chín Suối Rồng nằm dưới chân núi Rồng, bên đường Suối Rồng thuộc phường Ngọc Xuyên, thị trấn Đồ Sơn. Đền chỉ nằm cách trung tâm thị trấn Đồ Sơn khoảng 2 km. 

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang

        Đền Cô Chín Thượng Bắc Giang thờ Cô Chín Thượng nằm ở Thôn Đền Trắng Xã Đông Sơn, Huyện Yên Thế,Tỉnh Bắc Giang. Đền Cô Chín Thượng cách Đền Chúa Nguyệt Hồ chừng 8 km, cách đền Cô Bé Chí Mìu chừng 35 km.

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Mẫu Cửu Trùng Thiên

      Đền thờ chính của Mẫu Cửu Trùng Thiên là Đền Mẫu Cửu tại thôn Bằng Sở, Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Mẫu Cửu hay còn gọi với các tên là Mẫu Cửu Trùng Thiên, Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên, Thiên Thanh Công Chúa, Thanh Vân Công Chúa, Lục Cung Vương Mẫu, Mẫu Trùng Thiên, Thánh Mẫu Cửu Trùng.

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Sự tích Ông Hoàng Bảy

       Ông Hoàng Bảy được thờ chính tại đền Bảo Hà, Lao Cai. Vì vậy, Ông còn được gọi là Ông Bảy Bảo Hà.  Ông Hoàng Bảy là ai? Sự tích Ông Hoàng Bảy thế nào? Đó là những câu hỏi mà mọi người hết sức quan tâm.   

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Quan Hoàng Tư là ai, Đền Quan Hoàng Tư ở đâu

     Quan Hoàng Tư là con của Đức Vua Cha Động Đình có Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần Thủy Cung Hoàng Tử. Trong Tứ Phủ còn gọi Ngài là Quan Hoàng Tư Thủy Cung bởi ngài là thứ tư trong Tứ Phủ quan Hoàng.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Đền Cậu Tây Thiên

      Ngay dưới chân nhà ga Cáp Treo Tây Thiên có một ngôi đền cổ là Đền Cậu Tây Thiên. Đền Cậu nơi đây thờ Cậu bé Trường Sinh Tây Thiên. Đền Cậu là một điểm nhấn trung Khu du lịch Tâm linh Tây Thiên (Xem thêm:  Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên)

Sự tích đền Ghềnh Gia Lâm

        Đền Ghềnh Gia Lâm được gắn với số phân bi thương của Công Chúa Ngọc Hân - Một phụ nữ nổi tiếng là xinh đẹp, đủ tài xuất chúng về Cầm kỳ, thi họa.  Bất chấp sắc lệnh cấm thờ phụng của nhà Nguyễn, hơn 200 năm nay nhân dân đã bí mật thờ Công Chúa tại đền này dưới danh nghĩa Mẫu Thoải.

Đền Cô Tây Thiên

      Đền Cô Tây Thiên trước đây gọi là Đền Cô bé Tây Thiên vì nơi đây thờ chủ đền là Cô Bé Tây Thiên. Hiện nay đền đã phối thờ Tứ Phủ Thánh Cô nên mọi người hay còn gọi là Đền Cô Tây Thiên.

Đền Cô Chín Tây Thiên

      Đền Cô Chín Tây Thiên nằm ở khu du lich tâm linh Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu du lịch tâm linh này được xếp hạnh lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.

Đền Cô Chín Tây Thiên

     Đền Cô Chín Tây Thiên được xây dựng bằng hương nhang của Đền Cô Chín Sòng Sơn và hương nhang bát hương ban Cô trong Đền Thượng trước đây.

Đền Thỏng Tây Thiên

        Đền Thỏng Tây Thiên thờ Quốc Mẫu tây Thiên và được coi là Đền Trình Quốc Mẫu. Đền Thỏng Tây Thiên nằm dưới chân núi trong Khu Du lịch tâm linh Tây Thiên thuộc địa phận Huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 70 km về phía tây bắc. 

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Cô Bé Suối Ngang

       Cô bé Suối Ngang được thờ ở Đền Suối Ngang, xã Phố Vị, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền Suối Ngang còn gọi là Đền Cô Bé Suối Ngang nằm gần khu tâm linh Bắc Lệ. Đường đến Đền Cô Bé Suối Ngang rất dễ đi, hoàn toàn đi bằng xe ô tô đến tận sân đền. Nếu có dịp đi lễ đền Bắc Lệ, chúng ta nên ghé vào thắp hương đền cô để xin cầu, tài, cầu lộc. 

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Đền Chúa Thác Bờ

       Để giúp mọi người muốn tìm hiểu về Chúa Thác BờĐền Chúa Thác Bờ một cách đầy đủ, chính xác, người viết xin tóm tắt Lý lịch di tích Đền Chúa Thác Bờ tại Phố Bờ, xã Vầy Nưa, Huyện Đà Bắc, tình Hòa Bình của Sở VHTT Hòa Bình soạn thảo để mọi người tham khảo (tài liệu do Ban Quản lý Đền Chúa Thác Bờ tại Vầy Nưa cung cấp).

CÔ CHÍN SÒNG SƠN

       Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín Sòng Sơn và cũng là nơi được coi là thờ chính của  Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Do danh tiếng của Cô Chín Sòng Sơn quá lớn ,nên đôi khi chúng ta chỉ nghĩ rằng đây là nơi thờ chính của riêng Cô Chín. Hiện nay, trong cung cấm của Đền Cô là nơi thờ Mẫu Cửu. Còn Chầu Cửu có một cung riêng ở bên tay trái của Cung Cô Chín.

Đền Ông Hoàng Mười

         Có 2 ngôi Đền Ông Hoàng Mười là Đền Củi tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và Đền Ông Hoàng Mười (hay còn gọi là đền Mỏ Hạc) tại Huyện Hưng Nguyên - Nghệ An. Hai ngôi đền chỉ cách nhau bởi dòng sông Lam nước xanh như mắt ngọc. Đứng bên đền bên này, có thể nhìn thấp thoáng đền bên kia qua lung linh của dòng sông mơ mộng.

Đền Vạn Ngang Đồ Sơn

        Đền Vạn Ngang Đồ Sơn nằm ở chân núi Hoành Sơn - Đồ Sơn. Đền Vạn Ngang Đồ Sơn còn gọi là Hoành Sơn Linh Từ. Đền Vạn Ngang Đồ Sơn là nơi thờ Quan Hoàng Bơ và Tiên Bằng Công Chúa. Vì thế, tên đền hiện nay là Đền Quan Hoàng Bơ Phủ. Đây được coi là nơi thờ chính của Quan Hoàng Bơ.

Đền Bà Đế Đồ sơn

        Ðền Bà Đế Đồ Sơn nằm ở núi Độc, Đồ Sơn - Hải Phòng. Ðền Bà Đế Đồ Sơn đã được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. Đền Bà Đế Đồ Sơn còn được gọi là" Đông Nhạc Linh Từ". Đền Bà Đế Đồ Sơn thờ thiếu nữ Đào Thị Hương - một thiếu nữ xinh đẹp, nết na đã phải chết oan khuất vì sự dâm đãng của chúa Trịnh Giang.

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Đền Cờn Nghệ an

       Đền Cờn Nghệ An là tên gọi chung của Đền Cờn trong và Đền Cờn ngoài. Hai đền này đều thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Đền Cờn trong còn gọi là Đền Mẫu Cờn, đền Cờn ngoài còn gọi là Đền Ông Chín Cờn.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Đền Quan Lớn Phủ Dầy

      Đền Quan Lớn Phủ Dầy còn gọi là Đền Quan Lớn Đệ Tam. hay đền Công Núi nằm ở chân núi Ngăm thuộc xóm 4 thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong số các di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy. Đây là đền thờ vọng Quan Lớn Đệ Tam.
Tam Quan Đền Quan Lớn Phủ Dầy
     Theo truyền thuyết xưa kia thì nơi đây thờ “Hữu Sơn Thần” (Thần núi). Do vậy trong cung cấm có ban thờ Sơn Thần tượng bằng đồng cao khoảng 90 cm, đầu đội mũ cánh chuồn, mặc long cổn với nhiều hoạ tiết trang trí như rồng long mã. Một tay để trên đầu gối, tay phải như đang dữ ấn. Dân gian tôn vinh ngài là bậc quang minh chính đại: “Đại đức quang minh”.
         Trong đền còn có một đôi câu đối :
“Đức bố quận phương nhân dân đồng ngưỡng vọng
Uy linh tứ bảo kim cổ cộng tri danh”
Tạm dịch:
Ân đức rộng khắp gần xa, mọi người cùng trông đợi
Uy linh lừng bốn biển xưa nay danh tiếng vẫn còn truyền.
      Trên ban có bài vị riềm chạm hoa chanh cùng hoạ tiết tứ linh thế kỉ 19 rất tinh vi, có hàng chữ: “Đương cảnh thành hoàng Hữu Sơn Thần, thần vị”.
      Cung đệ nhị, đệ Tam thờ Quan Lớn Đệ Tam cùng các vị trong hệ Tứ Phủ, Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Vương quan, theo truyền thuyết  ông là con của Vua Cha Bát Hải. Ông là một vị tướng tài thời Hùng vương đánh giặc giúp nước, giúp dân khi gặp thuỷ nạn. Vì vậy, trong văn chầu có đoạn như sau:
“Sơn xuyên dục tú, hà hải chung linh
Quan Lớn Đệ Tam con vua Bát Hải Động Đình
Tên danh hiệu Đệ Tam Hoàng Thái tử
Văn thần cẩm tú, võ tòng ông lớn lược thao
Bởi dung tướng mạo anh hào
Đại trung chính, tài cao quán cổ… “
       Tại cung thờ quan lớn Đệ Tam có đôi câu đối như sau:
Nguyện giả chân thành Vương quan đa giáng phúc
Cầu chi tất ứng Thần đức tối uy linh.
     Tạm dịch:
Nguyện ước thành sự, nhờ Vương quan ban nhiều phúc
Cầu tất ứng nghiệm là nhờ Thánh đức uy linh.
      Lại có một đại tự trong đền ghi:
“Nam Hải ân thâm” (Ân đức sâu như biển Nam )
“Thần linh khắc tướng” (Thần thiêng liêng hiển hiện rõ rệt)
        Đền quan Lớn thờ Hữu Sơn Thần, các vị trong Tứ Phủ, như Ngũ Vị Tôn Quan, ông Hoàng Bẩy, ông Hoàng Mười, lại có lầu Cô, Cậu theo hệ điện thần Tứ Phủ.

    Quan Lớn Đệ Tam còn được thờ ở đâu

   
Quan Đệ Tam
         Quan Lớn Đệ Tam có khá nhiều đền thờ. Có hai đền rất đáng được chú ý là Đền Lảnh Giang và Đền Xích Đằng. Đó là hai ngôi đền liên quan đến sự thăng hóa của Ngài. Đền Quan Đệ Tam - Thái Bình gần đền Đồng Bằng liên quan đến sự tích Ngài phục vụ Đức Vua Cha Bát Hải chống giặc ngoại xâm. Đền Quan Đệ Tam - Lạng Sơn, liên quan đến chiến tích chống giặc ngoại xâm.

(Bài viết được lược trích từ trang http://phuday.com)

Đền Mẫu Đồng Đăng

         Đền Mẫu  Đồng Đăng nằm ở trung tâm thị trấn Đồng Đăng thuộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, cách cửa khẩu Hữu Nghị 4 km.  Đền Mẫu Đồng Đăng thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Đền còn gọi là "Đồng Đăng Linh Từ". Đây là ngôi đền lớn có giá trị đặc biệt về kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo và lịch sử.
Cổng Đền Mẫu Đồng Đăng

      Nơi đây, theo tương truyền là nơi gặp gỡ giữa Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, sau khi ông đi sứ Trung Quốc về.

       Không gian thờ của Đền Mẫu Đồng Đăng

       Đến đền Mẫu Đồng Đăng, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ kính và linh thiêng này, mà còn là cơ hội để du khách tách mình ra khỏi phố xá ồn ào, cuộc sống bon chen để tận hưởng những giây phút thư thái, thoải mái. Bên cạnh đó, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng hòa lẫn sự hùng vĩ nơi đây cũng sẽ đem cho du khách những cảm nhận tuyệt vời và ấn tượng khó phai.

Mặt trước Đền Mẫu Đồng Đăng

        
Đền Mẫu Đồng Đăng có một Tam Quan vào hạng Tam Quan đẹp và hoành trang nhất các đền phủ ở Việt Nam. Đền Mẫu Đồng Đăng gồm có 5 gian thờ chính:

  • Phía trong cùng là Tam bảo, nơi thờ Phật Chuẩn Đề và Phật bà Quan Âm.
  • Kế tiếp phía ngoài là Tam tòa Thánh mẫu, nơi thờ Mẫu đệ nhất Thượng thiên, Mẫu đệ nhị Thượng ngàn và Mẫu đệ tam Thoải phủ;
  • Tiếp theo là gian thờ Sơn trang gồm Chúa Thượng ngàn ở giữa, hai bên là Chầu Mười Đồng Mỏ và Chầu Chín;
  • Gian giữa chính điện ngoài cùng thờ Chúa Liễu, hai bên là Chầu Bơ và Chầu Lục;
  • Gian bên trái thờ Chầu đệ tứ Khâm sai, ngoài ra còn thờ quan Trần Triều Đức Đại Vương, các thánh cô, thánh cậu….

Thần tích về Đền Mẫu Đồng Đăng


      Đền Mẫu Đồng Đăng là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn lưu truyền câu chuyện gặp gỡ cảm động giữa Mẫu Liễu Hạnh và Trạng Bùng – Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ Trung Quốc trở về.

Đền Mẫu Đồng Đăng ngày lễ đầu xuân
     Tục truyền rằng Liễu Hạnh khi giáng sinh lần thứ hai ở đất Phủ Dày, làm con ông bà Lê Thái Công và Trần Thị Phúc, có tên là Lê Giáng Tiên. Lê Giáng Tiên kết duyên với Trần Đào Lang và có hai con. Năm 1577, Giáng Tiên hóa, khi 21 tuổi.
     Giáng Tiên về trời đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con nên nàng muốn xuống trần gian lần nữa. Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi. Ròng rã hàng chục năm sau, cho đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, nàng mới từ biệt để đi chu du thiên hạ.

Ngôi đền mẫu Đồng Đăng nhìn từ Tam Quan
     Trong những dịp hay ngao du sơn thủy đến các thắng cảnh của nhiều vùng. Đến Lạng Sơn, thấy bên núi có ngôi chùa phong cảnh hữu tình với những rặng thông xanh cao vút, những khóm nhược lan tươi đẹp nhưng lại bị cỏ lấp dấu chân, bia phủ rêu xanh, tượng Phật bụi mờ ít người qua lại vãn cảnh, Liễu Hạnh không vui. Nàng ngồi tựa gốc cây thông gẩy đàn, cất tiếng hát, ca ngợi thú sơn lâm và đón đợi Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, khi ông vừa đi sứ bên Trung Quốc về. Mượn chuyện văn thơ, đối đáp chữ nghĩa, nàng đã nhắc khéo ông Trạng Nguyên cho tu bổ lại ngôi chùa đẹp nhưng bị bỏ hoang nơi vùng biên ải này. Ngay sau cuộc hội ngộ, Phùng Khắc Khoan liền gọi các phụ lão ở nơi sơn trang đó, giao cho một khoản tiền để tu sửa lại ngôi chùa và đề một câu thơ ở hành lang bên tả rồi ra đi. Câu thơ ấy là: “Tùng lâm tịch mịch phất nhân gia”, nghĩa là rừng rậm yên tĩnh có nhà Phật.

Một cung thờ Tại Đền Mẫu Đồng Đăng
       Theo “Nam Hải Dị Nhân” của Phan Kế Bính thì Tiên Chúa Liễu Hạnh vân du đến miền xứ Lạng. Lúc Phùng Khắc Khoan đi sứ từ Trung quốc về đến Lạng Sơn ông thấy một cô gái xinh đẹp ngồi dưới ba cây thông trước sân chùa, vừa đàn vừa hát. Ông bèn lên tiếng ghẹo:  
Tam mộc sâm đình, tọa trước hảo hề nữ tử".
      Người con gái nghe vậy, đối ngay:  
"Trùng sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân".
      Phùng Khắc Khoan hết sức kinh ngạc vì không biết tại sao nàng lại biết mình đi xứ về, bèn ra vế đối tiếp: 
 Sơn nhân bàng nhất kỷ, mạc phi tiên nữ tâm phàm. 
      Có nghĩa:  Cô sơn nữ ngồi ở ghế, phải chăng là tiên nữ giáng trần.
      Cô gái đáp ngay: 
       Văn tử đới trường cân, tất thị học sinh thị trướng.   
       Có nghĩa: Ông nhà văn chít khăn dài, đích thị học sinh nhòm trướng.
      Phùng Khắc Khoan vô cùng khâm phục cô gái. Ông cúi đầu làm lễ, lúc ngẩng đầu thì cô gái đã lẩn mất. Chỉ thấy trên thân cây gỗ viết bốn chữ: "Mão khẩu công chúa" và kế bên tấm biển cũng có bốn chữ: "Băng mã dĩ tẩu". Phùng Khắc Khoan giật mình mới biết đó là Liễu Hạnh Công Chúa và có ý dặn Phùng Khắc Khoan phải tu sửa lại ngôi chùa.

Tam Quan nhìn từ trong đền nhìn ra
     Đền Mẫu Đồng Đăng có sự tích là như thế. Phung Khắc Khoan còn gặp lại Liễu Hạnh Công chúa lần thứ hai ở Tây Hồ. Phủ Tây Hồ hiện nay là nơi Phùng Khắc Khoan gặp gỡ Thánh Mẫu.

        Lễ hội Đền Mẫu Đồng Đăng

         Hàng năm, lễ hội Đền Đồng Đăng vào ngày mùng 10 tháng giêng. Trước đây, lễ hội này còn gọi là lễ hội Lồng Tồng tức lễ hội xuống đồng của ba con vùng xứ Lạng.

Đền Mẫu Đồng Đăng ngày lễ hội
         Ngoài phần lễ thì phần hội có các trò chơi như múa sư tử, võ dân tộc, thi đấu thể dục thể thao. Đến với nơi đây, du khách còn được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm phát lộc, cầu cho quốc thái dân an.


Vua Cha Bát Hải Động Đình là ai

       Vua Cha Bát Hải Động Đình được thờ chính tại đền Đồng Bằng, thuộc xã An Lễ - Quỳnh Phụ - Thái Bình. Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình là Đền trung tâm trong Khu Du lịch Tâm linh Đền Đồng Bằng.

Đền Mẫu Đông Cuông

        Đền Mẫu Đông Cuông cách thành phố Yên Bái hơn 50 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Lao cai. Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ Thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống giặc Nguyên, chống Pháp.

Đền Mẫu Sòng Sơn

     Đền Mẫu Sòng Sơn nằm ngay cạnh đường 1A thuộc địa phận thị trấn Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Đền Mẫu Sòng Sơn nằm cách đền Cô Chín Sòng Sơn chừng 1 km.

Đền Mâu Sòng Sơn

Lịch sử và thần tích Đền Mẫu Sòng Sơn

       Đền Mẫu Sòng Sơn có từ thời Vua Lê Hiển Tông - Thế kỷ 18 với lịch sử gần 300 năm.  Đền Mẫu Sòng Sơn gắn liền với sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển thánh.  Đây được coi là một trong các nôi đền linh thiêng nhất xứ Thanh. Thủa xưa, đây là một ngôi đền uy nghi. Tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh ngôi đền bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1998, ngôi đền được trùng tu tôn tại lại với dáng cổ ngày xưa.

Cung thờ Mẫu Thoải mới được xây dựng

       Chuyện rằng: Năm 1939, khi trùng tu đền. thợ xây đã đào được một cái tráp. Trong tráp có có một cuốn sách thời Vĩnh Tộ ( 1619- 1628) đời vua Lê Thần Tông chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương. Ngày xưa, ngôi đền có tên Đền Sùng Sơn có một chiếc cầu đá do một Hoàng Hậu thời Lê Cảnh Hưng xây dựng.

Nơi thờ Đức Trần Hưng Đạo mới được xây dựng

       Thần tích về Đền Mẫu Sòng Sơn:  Có một ông lão người làng Cổ Đam, được nữ chúa Vân Hương nhập hồn và lấy một cái gậy cắm xuống đất và truyền cho bà con xây một ngôi đền ở đó. Chiếc gậy, đã bén rễ, đầm chồi. Trước sự linh ứng này, dân làng đã xây dựng ngôi đền theo chỉ dẫn của nữ chúa.

Dòng suối quanh đền luôn róc rách


       Các cung thờ tại Đền Mẫu Sòng Sơn

     Qua công Tam Quan của đền là một sân rộng có tượng Phật Bà Quan Âm. Trong đền có các cung thờ các quan Hoàng, các cô, Đức Thánh Trần Triều, Vua Cha Ngọc Hoàng.

Tượng Phật Bà Quán Âm
       Trong cung cầm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.
      Phía bên ngoài, gần dòng suối trong có cung thờ vọng Cô Chín Sòng Sơn.
   

      Sau khi đến thăm đền Mẫu Sòng Sơn , chúng ta có thể đên thăm đền Cô Chín Sòng Sơn cách đó khoảng gần 1 km. Đền Mẫu Sòng, Đền Cô Chín, đền Mẫu Sòng Sơn  tạo thành một quần thể tâm linh Sòng Sơn.

Lầu Cô Chín
       Sau khi thăm quần thể di tích tâm linh này chúng ta có thể tiếp tục vào thăm Khu du lịch tâm linh Hàn Sơn cách đó khoảng 18 km.


Cô Ba Thoải Cung

       Cô Ba Thoải Cung còn gọi là Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Hàn Sơn, Cô Bơ Thác Hàn được thờ tại Đền Ba Bông tại xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa thuộc khu du lịch tâm linh Hàn Sơn.

Cô Mười Đồng Mỏ

        Cô Mười Đồng Mỏ, hay Cô Mười Mỏ Ba được thờ ở Đền Mỏ Ba - Huyện Đồng Mỏ - Lạng Sơn. Đền Mỏ Ba là nơi thờ chính là Chầu Mười Đồng Mỏ và Cô Mười Đồng Mỏ.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Phủ Quảng Cung

        Phủ Quảng Cung thuộc xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phủ Quảng Cung còn gọi là Phủ Nấp. Phủ Quảng Cung, nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất nằm cách quần thể du lịch tâm linh Phủ Giầy khoảng 15 km.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Chúa Thác Bờ

          Chúa Thác Bờ được thờ chính tại Đền Vầy Nưa, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Chúa Thác Bờ không thuộc Tứ Phủ, nhưng Chúa Thác Bờ lại được các con nhanh đệ tử coi như thánh chúa trong tứ phủ.

Đền Bồng Lai Hòa Bình

        Đền Bồng Lai Hòa Bình nằm trong Khu Du lịch tâm linh Đền Bồng Lai dưới chân núi Đầu Rồng thuộc thị trấn Cao Phong - Tỉnh Hòa Bình. Đền còn gọi là Đền Bồng Lai Thượng hay Bồng Lai Linh Từ, đền Bồng Lai Cao Phong. Đây là ngôi đền thờ chính cung Cô Đôi Thượng Ngàn.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Cô Tám Đồi Chè

         Đền Cô Tám Đồi Chè nằm trong Khu Du Lịch Tâm linh Hàn Sơn thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi thờ chính của Cô Tám Đồi Chè.

Chầu Năm Suối Lân - Đền Chầu Năm

         Chầu Năm Suối Lân được thờ ở Đền Suối Lân ở Song Hóa, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đây là đền thờ chính của Chầu Năm. Tại đền Suối Lân còn là nơi thờ chính của của Cô Năm Suối Lân. Ngôi đền thường được gọi là Đền Chầu Năm Suối Lân.

Chầu Mười Đồng Mỏ

         Chầu Mười Đồng Mỏ được thờ tại Đền Mỏ Ba, thuộc huyện Đồng Mỏ, Lạng Sơn. Chầu Mười Đồng Mỏ còn gọi là Chầu Mười Mỏ Ba. Đền Mỏ Ba còn gọi là Đền Chầu Mười Mỏ Ba.

Cô Bảy Mỏ Bạch - Cô Bảy Kim Giao

      Đền Mỏ Bạch ở Kim Giao, Mỏ Bạch, thành phố Thái Nguyên là nơi thờ chính của Chầu Bảy và Cô Bảy. Vì thế Cô Bảy nơi đây được gọi là Cô Bảy Mỏ Bạch hay còn gọi là Cô bảy Kim Giao. Cô Bảy Mỏ Bạch chính là cô thứ bảy trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Cô Năm Suối Lân

      Cô Năm Suối Lân được thờ chính tại một cung thờ bên cạnh đền chính của Đền Chầu Năm Suối Lân tại Sông Hóa, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Nơi đây được coi là nơi thờ chính của Cô Năm và Chầu Năm. Cô Năm Suối Lân là thánh cô thứ năm trong Tứ Phủ Thánh Cô.

Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng thờ Quan Lớn Đệ Tam

      Quan Lớn Đệ Tam hay còn gọi là Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ. Đền thờ chính của Quan Lớn Đệ Tam là Đền Lảnh Giang, Đền Xích Đằng.

Quan Lớn Đệ Nhị

      Quan Lớn Đệ Nhị hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát. Quan Giám Sát được thờ ở hai nơi chính là: Đền Quan Giám ở trên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là nơi Quan trấn giữ miền Sơn Lâm. và Đền Quan Giám ở Phố Cát, Thanh Hóa là nơi Quan giáng hạ dạo chơi. Quan Còn được giao quyền giám sát cai quản sơn lâm, nên Ngài còn được gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai

        Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông. Đền Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai tọa ở Phố Đông Thái, Thị Trấn Vĩnh Bảo, Huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Nơi đây là nơi thờ chính của Quan Lớn Đệ Tứ 

Quan Lớn Đệ Nhất

       Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên được thờ tại Đền Quan Lớn Đệ Nhất, thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa Đền Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng, ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.  Đền Quan Lớn Đệ Nhất nằm ở ngay sát Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải và còn gọi là Đền Quan Đệ Nhất Linh Từ

Quan Điều Thất

       Quan Điều Thất còn gọi là Quan Lớn Điều Thất Đào Tiên. Quan lớn Điều Thất là một trong năm tướng tài của Vua Cha Bát Hải. Đền chính của Quan Điều Thất là Đền Quan Lớn Điều Thất thuộc Khu du lịch tâm linh Đền Đồng Bằng, nằm cách đền Đồng Bằng khoảng 500 m. 

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Đền Đồng Bằng

      Đền Đồng Bằng thuộc quần thể du lịch tâm linh đền Đồng Bằng nằm ở  An Lễ, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình. 

      Theo sự tích thì ngôi đền đã có từ thời vua Hùng Duệ Vương, tức đã trên 2000 năm. Ngôi đền này xưa có tên Hoa Đào Trang.    

Đền Cô Đôi Thượng Ngàn


         Cô Đôi Thượng Ngàn là một thánh cô nổi tiếng trong Tứ Phủ Thánh Cô. Cô Đôi Thượng Ngàn nổi tiếng anh linh dạy khắp bốn phương, trải từ Đông Cuông, Tuần Quán tới phủ Nho Quan tỉnh Ninh Bình về tới huyện Cao Phong,  tỉnh Hòa Bình) đều có đền thờ Cô. 

Quan Hoàng Tám

         Đền Kỳ Sầm thờ Khau Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao tại Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng. Nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám có giáng trần và đó chính là Khau Sầm Đại Vương Nùng Chí Cao. Cũng có nhiều người cho rằng Quan Hoàng Tám không giáng trần và không có đền thờ chính. Tuy vậy, người viết cũng mạnh dạn viết đôi nét về Tướng quân Nùng Chí Cao để mọi người tham khảo.

Cô Bé Đông Cuông

      Đền Cô Bé Đông Cuông nằm trên đường vào Đền Mẫu Đông Cuông. Đền Cô nằm ở xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Lào Cai. Đây là ngôi đền thờ Cô Bé hầu cận của Mẫu Thượng Ngàn.
     Trong Đền Cô bé Đông Cuông có phối thờ Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Chín Thượng.

Đền Phủ Vàng

  Đền Phủ Vàng nằm ở Núi Chùa, làng Vàng, xã Hoằng Khánh, huyện  Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đền Phủ Vàng thờ Mẫu Đệ Nhất Liễu Hạnh. Đền còn có tên là "Phủ Vàng Linh Từ". Ngôi đền nằm cách đường 1A khoảng 7 km.

Đền Quán Cháo

           Đền Quán Cháo nằm sát Quốc lộ 1A thuộc địa phận phường Tây Sơn, thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Đền Quán Cháo thờ Mẫu Liễu Hạnh.  Truyền thuyết cho rằng nơi đây là nơi Thánh Mẫu hiển linh giúp Vua Quang Trung lúc đưa quân ra dẹp quân Thanh.

Đền Rồng - Đền Nước


         Đền Rồng, Đền Nước thuộc xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Hai đền tạo thành Khu di tích Đền Rồng, Đền Nước. Đền Rồng thờ Mẫu Thượng Ngàn, Đền Nước thờ Mẫu Thoải. Đền Rồng và Đền Nước được chung một lễ rước đầu năm.

Đền Đồi Ngang và Cậu bé Đồi Ngang

Đền Đồi Ngang hay còn gọi là Phủ Đồi Ngang thờ Thánh Mẫu Liễu hạnh và thờ Cậu Bé Đồi Ngang. Đền Đồi Ngang. Đền  nằm ở xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Từ quốc lộ 1A tại thị xã Tam Điệp theo quốc lộ 12B về ngã ba Rịa rẽ vào quốc lộ 45 chừng 1 km là đến đền.

Cậu bé Lệch

      Cậu bé Lệch được thờ tại Đền Trần Hưng Đạo bên Hồ Thùm Thùm - Khu Du lịch Tâm Linh Suối Mỡ. Cậu bé Lệch được thờ tại một cung mẫu tại đền.Trước đây, đền nằm dưới lòng hồ Thùm Thùm. Khi Nhà nước cho xây dựng hồ thì Đền được di chuyển  xây dựng mới trên đồi cao.

Sự tích Cô bé Cửa Suốt - Đền Cặp Tiên

    Đền Cặp Tiên nằm ở xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Ninh.  Đền Cặp Tiên thờ Cô Bé Cửa Suốt và Quan Chánh - Một vị quan có công với dân vùng này và có công tu bổ ngôi đền.

Đền Mẫu Hưng Yên

         Đền Mẫu Hưng Yên nằm ở phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên. Đền Mẫu Hưng Yên thờ bà Dương Quý Phi người Tống. Mẫu Dương Quý Phi không thuộc Tứ Phủ. Tuy vậy, ngôi đền vẫn được thờ các ngôi của Tứ Phủ.

Cô Đôi Cam Đường

        Đền Cô Đôi Cam Đường nằm ở xã Cam Đường cũ nay thuộc phường Bình Minh, thành phố Lào Cai.  Đền thờ Đôi Cô Cam Đường, nhưng tứ phủ lại hay gọi chệch là Cô Đôi Cam Đường. Cô Đôi Cam Đường không nằm trong hệ thống Tứ Phủ Thánh Cô. Nhưng Cô Đôi Cam Đường cũng rất hay giáng hầu. Khi giáng hầu cô hay mặc bộ áo tứ thân của phụ nữ Việt cổ.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Khu du lịch tâm linh Hàn Sơn

         Hàn Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hóa, chạy dọc phía tả sông Mã (Sông Lèn) có một khu du lịch tâm linh Hàn Sơn rất đặc sắc. Nơi đây, nằm hai bên dòng sông Lèn có rất nhiều đền phủ và hầu hết là đền thờ chính của các vị thánh trong tứ phủ.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Cô Bé Minh Lương

       Đền Cô Bé Minh Lương nằm ở  địa phận xã Lăng Quán (Yên Sơn), cách thị xã Tuyên Quang 11 km theo đường Tuyên Quang -Hà Giang. Khu vực Tuyên Quang này còn có đền Cô Bé Mỏ Than, và đền  Cô Bé Cây xanh. Cô bé Minh Lương có thể được coi là Cô bé ThượngNgàn.

Cô bé Mỏ Than Tuyên Quang

       Cô bé Mỏ Than Tuyên Quang được thờ tại Đền Mỏ Than thuộc phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Nơi đây còn là nơi thờ Mẫu Thượng Ngàn, Đức thánh Trần Triều. Cô bé Mỏ Than Tuyên Quang chính là hiện thân của Cô Bé Thượng Ngàn.  Ngôi đền nằm rất gần đền Cây Xanh, vì thế ai đã đến Đền Cây Xanh thường hay ghé qua thăm Đền Mỏ Than. Đền có tên là Đền Mỏ Than vì nơi đây là mỏ than cũ của thực dân Pháp.

Cô Bé Cây Xanh Tuyên Quang

        Đền Cây Xanh (hay còn gọi là Đền Cảnh Xanh) nằm ở Phường Minh Xuân - Thành Phố Tuyên Quang. Đền Cây Xanh thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, có phối thờ Cô bé Cây Xanh Tuyên Quang.  Cô bé Cây Xanh Tuyên Quang  nơi đây chính là Cô bé Thượng Ngàn.

Cô bé Chí Mìu Bắc Giang

       Đền Cô Bé Chí Mìu Bắc Giang nằm ở  bản Chí Mìu, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cô bé Chí Mìu chính là Cô Bé Thượng Ngàn, do đền Cô bé Thượng Ngàn  nằm ở bản Chí Mìu  nên mọi người đều gọi cô theo tên địa danh của đền là Cô Bé Chí Mìu.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên

        Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên được coi là cái nôi đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam bởi Đạo Phật nơi đây đã có từ thời Vua Hùng của nước Văn Lang. Theo Ngọc phả 18 đời Vua Hùng thì  vào đời Vua Hùng thứ VII tức thế kỷ 17 trước công nguyên đã có Tây Thiên Cổ tự (Đền Thượng Tây Thiên ngày nay), còn tài liệu khác cho rằng vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên hai  nhà truyền giáo Ấn Độ là Sona và Uttara thấy vùng đất này linh thiêng nên đã tọa lại nơi đây để hoằng dương Phật Pháp. Như vậy, đạo Phật đã đến Tây Thiên ít nhất trên 2000 năm nay.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Cô Tư Ỷ La

         Cô Tư Ỷ La là cô thứ tư trong Thập vị Thánh Cô trong Tứ Phủ Thánh Cô. Tương truyền Cô Tư  cũng vốn là con vua Đế Thích chính cung. Theo lệnh vua cha, cô theo hầu Mẫu Thượng Ngàn tại đất Tuyên Quang. Về sau, nơi Mẫu giá ngự đó, người ta lập đền Mẫu Ỷ La nên cô cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La. Cô Tư được gọi là Cô Tư Ỷ La là theo địa danh của nơi thờ Cô.

ĐỀN CÔ BÉ SUỐI NGANG Ở ĐÂU

      Đền Cô bé Suối Ngang nằm ở Suối Ngang, xã Phố Vị, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đền nằm gần khu tâm linh Bắc Lệ. Đường đến Đền Cô rất dễ đi, hoàn toàn đi bằng xe ô tô đến tận sân đền. Nếu có dịp đi lễ đền Bắc Lệ, chúng ta nên ghé vào thắp hương đền cô để xin cầu, tài, cầu lộc.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Cô Bé Thượng Ngàn

       Cô Bé Thượng Ngàn là vị tiên cô trên tòa Sơn Trang, theo hầu mẫu Thượng Ngàn. Cô Bé Thượng Ngàn là một tiên cô nổi tiếng rất hay về ngự đồng. Cô Bé Thượng Ngàn có một số đền thờ riêng, nhưng chủ yếu được phối thờ ở các cung hay lầu cô ở các đền phủ.

Cô Sáu Lục Cung

      Cô Sáu Lục Cung hay còn gọi là Cô Sáu Sơn Trang. Cô là người hầu cận Chầu Lục nên được gọi là Cô Sáu Lục Cung. Các tài liệu về Cô Sáu không nhiều. Cô bé Lục Cung được phối thờ tại Đền Lục Cung Hữu Lũng - Lạng Sơn. Nơi đây được coi là nơi thờ chính của Cô.

Động Sơn Trang thờ ai

       Có lẽ tại hầu hết đền, phủ đều có cung thờ Sơn Trang. Cung Sơn Trang (hay còn gọi Động Sơn Trang) thường được bài trí là một động đá có Chúa Sơn Trang và các Cô Sơn Trang ngự.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Cô Bé Cây Xanh Bắc Giang

        Cô Bé Cây Xanh Bắc Giang được thờ tại Đền Cô Bé Cây Xanh, nằm trong Khu Du lịch Tâm linh Suối Mỡ.  Đền Cô Bé Cây Xanh nằm cách Đền Hạ Suối Mỡ chừng 2 km. 

Quan Hoàng Bơ - Quan Hoàng Ba

     Quan Hoàng Ba, còn gọi là Quan Hoàng Bơ có đền thờ tại Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hóa. Đây là một ngôi đền nhỏ, uy nghiêm nhìn ra một dòng sông. Đây được coi là một trong các đền thờ chính của Ngài.         Nhiều người cho rằng Ngài không giáng trần nên không có chính từ hay vọng từ.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Chúa Cà Phê

        Đền Chúa Cà Phê thờ Chúa Cà Phê nằm ở Phố Vị - Hữu Lũng - Lạng Sơn. Hiện nay, đường đến Đền Chúa Cà Phê rất dễ dàng, xe ô tô đi rất tốt không như trước đây. Ngôi đền vẫn giữ được dáng cổ và khá uy nghi.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Đền Quan Lớn Tuần Tranh

         Tên đầu đủ: Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh. Ngoài ra còn gọi Quan Lớn Tuần, Quan Tuần, Quan Tuần Tranh. Quan Lớn Tuần Tranh là Quan thứ năm trong Ngũ vị Tôn Ông.
         Tước phong: Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ ngũ Tuần Tranh.
        Nhiệm vụ: Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người (nhân vi chúa tể), thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.

Tam Quan đền Quan Lớn Tuần Tranh ở Ninh Giang

        Thân thế:   Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội. Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Triệu Đà ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.

Đền Quan lớn Tuần Tranh ở Lạng Sơn
          Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ cũng là một vị quan lớn danh tiếng hết sức lẫy lừng, được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy đứng trong hàng năm của Ngũ Vị Tôn Ông, ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự). Khi ngự đồng ông mặc áo lam thêu rồng, hổ phù; làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ tán đàn rồi múa thanh long đao. Khi có đại đàn mở phủ hay bất cứ lễ tiệc nào, sau khi thỉnh các quan lớn về, đều phải đợi đến khi giá Quan Lớn Đệ Ngũ về chứng một lần hết tất cả các đàn mã sớ trạng rồi mới được đem đi hoá.

Đền thờ chính thờ Quan Lớn Tuần Tranh

       Quan Lớn Tuần Tranh cũng được thờ ở rất nhiều nơi nhưng phải kể đến hai nơi nổi tiếng bậc nhất:
       + Đền Ninh Giang hay Đền Quan Lớn Tuần Tranh lập bên bến sông (bến đò) Tranh ở Ninh Giang, Hải Dương. Đây là nơi chính quán quê nhà của ông, nơi ông trấn giữ duyên hải sông Tranh, cũng là nơi ông hiển tích.
       +  Đền Kì Cùng lập bên bến sông Kì Cùng, qua cầu Kì Lừa (là nơi ông bị lưu đày). Ngày tiệc chính của quan là ngày 25/5 âm lịch (là ngày ông bị lưu đày và bảo nhân dân quê ông làm giỗ vào ngày này), ngoài ra vào ngày 14/2, các đền thờ ông cũng mở tiệc đón ngày đản sinh của quan.

Một sự tích khác về Quan Lớn Tuần Tranh

        Theo truyền thuyết, ngày xưa lưu truyền tại khu vực Đền Ninh Giang ngày nay: Ngày xưa ở làng Lạc Dục, huyện Tứ Kỳ có hai vợ chồng nhà nghèo, đã già mà chưa có con. Một hôm người chồng cuốc vườn bắt được ở cạnh bụi cây 2 quả trứng, ngỡ là trứng chim nên đem đi cất cẩn thận. Ngờ đâu, 2 quả trứng nở thành 2 con rắn. Người vợ sợ quá, định đem giết đi nhưng người chồng không nghe, nói rằng có lẽ trời cho ta khuây khỏa cảnh già đây. Quả nhiên, hai con rắn quấn quýt với 2 vợ chồng ông già. Một hôm ông cuốc đất, 1 con nhảy vào đùa nghịch, bị ông cuốc cụt đuôi (Về sau khi linh ứng, dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Ông Cộc, Ông Dài). Nhưng phải một nỗi, 2 con rắn ấy chỉ ăn gà thôi. Ông già đi ăn trộm gà cho chúng ăn nhiều rồi, sau sợ hàng xóm biết thì phải tội nên đành phải mang 2 con rắn vứt xuống sông Tranh. Chỗ vứt 2 con rắn ấy về sau sóng xoáy dữ lắm. Một hôm có bà công chúa muốn qua sông nhưng nớưc xoáy dữ, thuyền không qua được. Sau theo lời quan, dân sở tại đòi 2 vợ chông ông già đến hỏi chuyện. Bà lão sợ quá, bèn lấy 2 nắm cơm vứt xuống sông và nói rằng "con ơi, con có thương mẹ thì đừng nổi sóng nữa để mẹ khỏi tội". Bà vừa nói xong thì sóng yên lặng.
       Về sau có ông quan phủ tên là Trịnh Thường Quân được bổ về Ninh Giang. Ông lấy một người vợ lẽ đẹp lắm. Một hôm bà đi chơi thuyền trên sông Tranh, gặp một người dưới nước lên đòi lấy bà làm vợ. Bà nhất định không nghe. Đêm về, đang ngủ, bỗng lại thấy người đó hiện vào phòng, nhất định đòi lấy. Bà đem chuyện này nói với quan Phủ. QUan Phủ cũng lấy làm lạ nên phòng giữ cẩn thận. Một hôm ngài có việc quan đi vắng, đến luúc về thì thấy buồng không. Quan Phủ lấy làm phiền lắm, bèn từ chức, ngày ngày ra bờ sông Tranh tìm vợ. Sau gặp một ông Tiên tên là Quỷ Cốc ở miền Hải Quốc mách rằng bà Phủ đã bị Hoàng tử thứ 5 của Vua Thủy bắt xuống làm vợ rồi. Tiên Quỷ Cốc nghĩ thương tình quan Phủ nên giúp sức cho xuống được điện Vua Thủy mà kêu, Tiên cũng kêu hộ. Sau Vua Thủy cho cả hai vợ chồng về rồi bắt Hoàng tử thứ 5 đem đày ra sông Tranh. Từ đó dân ở 2 bên bờ thấy có nhiều điều kỳ dị nên lập đền thờ, gọi là đền Tranh. Dân quanh bến hoặc thuyền bè xuôi ngược qua đây nếu gặp sóng gió đều kêu cầu, sóng gió sẽ êm. Ai có cầu kiểu gì cũng đều linh ứng. Thỉnh thoảng những đêm trong sáng, có người trông thấy một thanh niên mũ áo từ trong đền đi ra. Người ta liền kháo nhau, đó là Quan lớn Tuần Tranh. Về sau, do có nhiều công giúp dân buôn thuyền, bán bè, qua sông bình an, may mắn nên vị thần được tôn là: Quan "đệ ngũ Tranh Giang Hoàng hợp tôn thần". Đền Tranh có tiếng linh thiêng, cầu việc gì được việc ấy nên khách đến lễ ngày càng đông...

Quần thể Du lịch tâm linh Đền Suối Mỡ

        Đền Suối Mỡ bao gồm đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, nằm dọc theo dòng suối Mỡ đều thờ Công chúa Quế Mỵ Nương, con gái vua Hùng Vương thứ 16 ( hiện thân của Thánh Mẫu Thượng Ngàn); nằm trong khu du lịch Suối Mỡ thuộc địa phận xã Nghĩa Phượng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Ba đền này cùng với các đền khác tạo nên khu Quần thể Đền Suối Mỡ.

Chúa Nguyệt Hồ

  
      Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ hay Chúa Bói Nguyệt Hồ. Gọi Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ bởi Chúa là chúa thứ hai trong Tam vị Chúa Mường. Ngoài ra, Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Nguyệt Nga Công chúa.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Quan Hoàng Năm

       Có ý kiến cho rằng Quan Hoàng Năm không giáng trần nên không có đền thờ chính. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng Quan Hoàng Năm giáng trần đó là thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất. Nếu như vậy, Đền Quan Hoàng Năm tức là đền thờ Hoàng Công Chất tại thành Bản Phủ - Thành Phố Điện Biên.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Phủ Tổ - Nơi thờ Vương Phụ, Vương Mẫu của Mẫu Liễu Hạnh

       Phủ Tổ còn gọi là Khải Thánh Đài tọa tại thôn Vân Cát trong quần thể tâm linh Phủ Dầy.  Phủ tổ còn được gọi là Phủ  Đá có lẽ bởi bởi kiến trúc phía trước đền đều được sử dụng bằng đá.  Đây là nơi thờ phụng Vương Phụ Lê Đức Chính và  Vương Mẫu Trần Thị Phúc - Đó là hai vị đã sinh hạ ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hiện nay sắc phong Vương Phụ  và Vương Mẫu  vào năm Khải Định 1924 đã được tìm thấy.
       Nơi đây theo truyền thuyết nơi đây là quê chính của Mẫu Liễu, tức nơi Thánh Mẫu được giáng trần lần thứ hai.
        Hiện nay cung trong ở giữa thờ phật, hai bên thờ Vương Phụ, Vương Mẫu sinh ra Mẫu Liễu. Cung thứ hai thờ Tam toà Thánh Mẫu. Cung ngoài cùng ở giữa thờ Đức Thánh Trần, còn một bên thờ Trần triều Vương Cô, một bên thờ bát hương bản mệnh. 
        Phủ Tổ được sửa chữa lớn vào năm 1943. Trong kháng chiến chống Pháp Phủ Tổ đã bị ném bom hư hỏng nặng. Di tích này mới được tu sửa đưa vào sử dụng năm 1993.

        Về các nơi giáng trần của Thánh Mẫu Liễu Hạnh

        + Giáng trần lần thứ nhất:

       Tại hội thảo do UBND huyện Ý Yên và Trung tâm Nghiên cứu Bảo toàn Văn Hóa tín ngưỡng Việt nam dựa trên cơ sở các thư tịch cổ các nhà khoa học khẳng định di tích Phủ Quảng Cung - Thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, Huyện Ý Yên chính là nơi ghi dấu cuộc giáng sinh đầu tiên của Thánh mẫu Liễu Hạnh. Tại Phủ Dầy cũng có dâu đối nhắc đến với đôi câu đối chữ hán được tạm dịch như sau:
    "Ba kiếp giáng trần, ở Vỉ Nhuế, ở Vân Cát, ở Nga Sơn, Sòng (Sơn) - Lạng (Sơn) - Tây Hồ, hơn năm trăm năm ngời sử sách. 
     Các triều phong tặng, là Đế nữ, là Đại vương, là Thánh mẫu, là Thánh - Thần - Tiên Phật, ngàn năm vạn thuở rạng non sông".
      Tuy nhiên, Phủ Quảng Nạp lại là một nơi mà theo thánh tích chính là nơi giáng sinh đầu tiên của Thánh mẫu Liễu Hạnh thì lại ít người biết đến
      Theo huyền tích lần giáng sinh lần thứ nhất của Mẫu Liễu: Mẫu Liễu lúc đó có tên là Phạm Tiên Nga là con của cụ Phạm Huyền Viên và bà Đoàn Thị Hằng ở thôn Vỉ nhuế, Ý Yên, Nam Định ngày nay.
        Phạm Tiên Nga, mất ngày 2 tháng 3 năm Quý tị (1473), khi bà tròn 40 tuổi. Sau khi bà mất nhân dân đã lấp đền thờ tại ngôi nhà cũ - nay là Phủ Đại La Tiên Từ, còn tại quê ngoại của bà cũng được lập đền thờ với tên gọi Phủ Quảng Cung.

       + Giáng trần lần thứ hai:

       Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), bà lại giáng sinh lần thứ hai làm con ông Lê Đức Chính ( còn gọi là Lê Thái Công)  và bà Trần Thị Phúc tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ (nay là Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định, cách quê cũ Vị Nhuế chừng 7 km). Do ông Lê Thái Công nhìn mặt con, thấy nét mặt giống nàng tiên nữ bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng mà ông mơ trước đó nên đặt tên cho con là Lê Giáng Tiên.
Năm 18 tuổi, nàng kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng làng, sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà. Giữa lúc cả gia đình đang đầm ấm vui vẻ thì bỗng nhiên, vào đúng ngày, Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577). Năm ấy, Bà mới 21 tuổi, tuyệt nhiên không bệnh tật gì. Lăng mộ và đền thờ ở Phủ Dầy, thôn Thiên Hương – Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định.

     + Giáng trần lần thứ 3:

        Giáng Tiên về trời đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con nên nàng muốn xuống trần gian lần nữa. Khi về đến nhà vừa đúng lúc gia đình đang làm giỗ mãn tang cho nàng, mọi người đều hết sức ngạc nhiên và vô cùng sung sướng. Nàng ôm lấy mẹ mà khóc, rồi kể hết sự tình, dặn anh hãy gắng lo chăm sóc cha mẹ, vì lần này xuống trần nàng không thể ăn ở như lần trước, rồi trở về nhà chồng. Liễu Hạnh gặp chồng, con cái mừng mừng tủi tủi. Nàng cũng kể rõ mọi chuyện cho chồng biết, khuyên chồng hãy cố gắng luyện chí, yên tâm theo đuổi sự nghiệp công danh, đừng quên chăm sóc con thơ, phụng dưỡng cha mẹ. Nàng quét dọn, sửa sang nhà cửa, may vá quần áo cho chồng cho con, rồi bỗng chốc lại thoắt biến lên mây… Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi.

      + Những vân du thiên hạ của Mẫu Liễu:

      Khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, nàng mới từ biệt để đi chu du thiên hạ. 
     - Hóa phép thành cô giá bán hàng ở Đèo Ngang - Quảng Bình với huyền tích cuộc chiến Đèo Ngang. Vì thế ở Đèo Ngang có đền Thờ Liễu Hạnh Công Chúa.
     - Sau Đèo Ngang, Thánh mẫu đã vân du ra phía bắc. Tại Đồng Đăng - Lạng Sơn, Mẫu đã gặp Phùng Khắc Khoan cùng nhau xướng họa làm thơ ( Di tích đền Mẫu Đồng Đăng) . Một năm sau, Mẫu gặp lại Phùng Khắc Khoan tại Tây Hồ. (Di tích là Phủ Tây Hồ).
     - Năm 1609, Thánh Mẫu tái hợp với Đào Lang - người chông kiếp trước ở Nghệ An. Khi con được 5 tuổi, Mẫu lại được Ngọc Hoàng triệu về tiên giới. (Có tài liệu cho rằng Thánh Mẫu tái hợp với chồng cũ ở Sòng Sơn- Thanh hóa. (Di tích đền Mẫu Sòng Sơn) 
     -  Do nhớ cõi trần, Mẫu lại xin Ngọc Hoàng trở về cõi trần gian. Lần này, mẫu giáng về Phố Cát. Tại đây đã có cuộc chiến của Mẫu với quân triều đình. Cũng tại đây Mẫu đã quy y cửa Phật.     
  

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

       Phủ Bóng hay còn gọi là Đền Cây Đa Bóng, hay Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung. Đây được coi là một trong các di tích chính về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong quần thể di tích tâm linh Phủ Dầy. Quần thể di tích Tâm Linh Phủ Dày được coi là cái nôi của Đạo Mẫu Việt Nam.
       Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung nằm ngay bên Lăng Thánh Mẫu. 

Thần tích về Phủ Bóng- Nguyệt Du Cung

     Thánh Mẫu vốn là Công Chúa thứ hai của Ngọc Hoàng vì lỡ tay đánh rơi vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian. Lần đầu Thánh Mẫu giáng sinh xuống Vỉ Nhuế, Ý Yên, Nam Định. Lần thứ hai, Thánh Mẫu giáng sinh ở Vân Cát trong gia đình ông Lê Thái Công và vợ là Trần Thị Phúc vào năm 1557. Tên của Mẫu lúc đó là Lê Giáng Tiên. Giáng Tiên từ thủa bé đã nổi tiếng về cầm kỳ thi họa. Năm 18 tuổi kết duyên cùng Trần Đào Lang. Năm 21 tuổi, Giáng Tiên mãn hạn giáng trần, không bệnh, không tật mà mất. 
     Thân xác của Giáng Tiên đã được nhân dân an táng tại cồn cây tươi tốt tại cánh đồng xứ Cây Đa. Ở trên thượng giới, Tiên Chúa vẫn ngày đêm khắc khoải không sao quên được tình nghĩa trần gian, Ngọc Hoàng biết chuyện, thương tình phong cho nàng là Liễu Hạnh công chúa và cho phép nàng được thăm lại chốn cũ người xưa ở trần gian.
      Cũng từ đó, vào những đêm trăng sáng đầy trời Liễu Hạnh công chúa lại dẫn một đoàn tiên nữ xuống quây quần múa hát bên gốc cây đa. Dân làng thầm lặng dõi theo dần dần nhận ra đây là điềm linh thiêng, linh ứng mới bàn nhau lập miếu thờ dưới gốc cây đa nên thường gọi là đền Cây Đa Bóng hay Phủ Bóng. Sau đó những người thường thấy Tiên Chúa và tiên nữ múa hát dưới trăng lại đặt tên đền là Nguyệt Du Cung
      
Tam Quan Phủ Bóng

Lịch sử Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

        Ngôi Phủ này có chính xác từ bao giờ thì chưa rõ, nhưng có lẽ ít nhất cũng khoảng 200 năm. Thủ nhang của đền hiện nay cho biết thì giá đình đã có đến 5 đời phụng sự ngôi đền.
       Ngôi đền này trước đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, đến thời vua Thành Thái ( 1889 – 1906) cụ Đồng quan Trần Vũ Thực đã để tâm xây dựng và mở rộng. Đền Cây Đa Bóng – Nguyệt Du Cung bấy giờ đã có điện thờ nguy nga, tráng lệ có lầu chuông cao đẹp, tượng Thánh Mẫu được đúc bằng đồng, bát hương chuông đồng, chống đồng  to đẹp tráng lệ…
      Trải qua các cuộc chiến tranh, ngôi đền đã bị tàn phá và xuống cấp chỉ còn lại nền móng. Nhiều năm trở lại đây với tâm huyết bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vốn cổ của cha ông, Ban Quản lý nhà đền đã trùng tu xây dựng ngôi đền rất khang trang to đẹp tạo điều kiện cho khách thập phương về chiêm ngưỡng thăm viếng.

Kiến trúc Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

        Nguyệt Du Cung là một công trình kiến trúc tâm linh, tố hảo, khang trang với 4 cung trùng thềm điệp ốc. Phía ngoài sân đền là Tam Quan mái cong hoành tráng, với lầu chuông thật uy nghi. 
        Nhiều người từng nói: Đền Phủ Dày mà chưa đến đền Cây Đa Bóng-Nguyệt Du Cung thì coi như chưa đến Phủ Dầy.  Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung đã hòa quyện được cả hai yếu tố lễ hội và du lịch mang lại cho khách thập phương những cảm thức về tâm linh và tinh thần văn hóa để có thể linh cảm được những thời khắc giao thoa giữa trời và đất, giữa Thánh Mẫu với con người.
     Theo các nhà Phong thuỷ học nhận xét khu di tích địa linh này là một chốn linh thiêng : Phía trước Đền là tiền đường có hướng chầu vào khu lăng mộ Đức Thánh Mẫu, phía đằng sau dựa vào đỉnh núi Côi, hai bên tả hữu đều có Thanh Long, Bạch Hổ cân bằng. Bên tả Thanh Long có thế uốn lượn hiền hoà, ôm bao. Hữu Bạch Hổ có thế cao đầy, vun vút. Nhìn từ xa xa Đền Phủ Bóng – Nguyệt Du Cung trông giống hệt như một chiếc Ngai Quan lớn rất vững trãi và uy nghi nằm ở ngay trung tâm của Quần thể Di tích Tâm linh Phủ Dày.

Các cổ vật tại Phủ Bóng - Nguyệt Du Cung

        Trong đền còn lưu giữ một số hiện vật cổ rất quý giá từ thời Lê, thời Nguyễn. Có thể kể đến pho tượng Mẫu cổ bằng đồng, cao khoảng 60 cm. Hiện pho tượng này được đặt tại cung Mẫu Đệ Nhất; Một Chiếc trống đồng cổ được đúc theo kiểu trống da, có tang và đai trống, nhưng âm thanh chẳng khác gì trống đồng Đông Sơn. Chiếc trống này được đúc thời Vua Thành Thái, tức năm Giáp Thìn (1904) do tri phủ Nguyễn Hưng Trần Tướng Công cùng phu nhân cống tiến. Đặc biệt, tại đền còn lưu giữ hai tấm bia đá xanh ngọc bích tựa đề “Nguyệt Du cung bi ký” đều khắc vào năm Bảo Đại thứ 4 (1929). Ngoài ra, trong đền có một số cổ vật quý như đôi chéo có khắc chữ chìm, bát hương lớn bằng sứ cao 50 cm, in chìm dòng chữ “Tiên Hương – Nguyệt Du Cung”… 
       Hiện trong đền còn có một số câu đối cổ. Chẳng hạn:
Thiên bản địa linh lưu Thánh tích
 Nguyệt du thuỷ hoạt tố tuyên nguyên.
       Dịch nghĩa: 
Thiên Bản đất thiêng in dấu Thánh
 Nguyệt Du nước chảy dõi nguồn tiên.
       Hay câu đối: 
Mẫu Nghi vọng trọng Côi Sơn Thạch
 Tử dục đàm ân vị Thuỷ ba.
Dịch nghĩa: 
Dáng hình Mẫu sừng sững như đỉnh Non Côi
Tình thương con tràn trề tựa sóng sông Vị

Lăng Thánh Mẫu

       Lăng Thánh Mẫu là một di tích không tách rời với Phủ Bóng- Nguyệt Du Cung.  Nơi đây, trước đây dân trong làng mỗi khi có bệnh thường ra đây hai lá bẻ cành về sao vàng rồi sắc nước uống nên rất nhiều người đã khỏi bệnh. Thời Minh Mệnh (1820­ – 1840) quan huyện Vụ Bản cho người xây gạch quanh ngôi mộ cổ nhưng chỉ xây một bệ nhỏ cho mọi người đến đặt lễ. Năm 1938, vua Bảo Đại đã cho “Hội xuân kinh” triều đình Huế tiến hành hưng công xây dựng khu lăng Mẫu.

Lăng Thánh Mẫu

       Tương truyền năm 1937, Vua Bảo Đại lấy vợ đã lâu nhưng không có con nên Nam Phương Hoàng Hậu đến cầu tự ở Đền Sòng và được Mẫu ban cho Hoàng Tử Bảo Long. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã báo mộng cho Hoàng Hậu biết mộ của mình ở ngôi Miếu xứ cây đa Phủ Dầy. Để trả ơn đó Vua Bảo Đại đã cho dựng lăng để tạ ơn Mẫu Liễu Hạnh. Theo học giả Trần Đăng Ngọc thì: “Năm 1938 Vua Bảo đại đã cho “hội xuân Kinh” triều đình Huế tiến hành hưng công xây dựng khu lăng Mẫu hoàn toàn bằng đá xanh và 60 búp sen hồng”.


Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Thượng Ngàn

        Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Thượng Ngàn tọa lạc tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.  Đây được coi là đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn. Mẫu Thượng Ngàn là chúa cai quản miền rừng xanh - Là Mẫu Đệ Nhị trong Tam Tòa Thánh Mẫu.


Đền Đông Cuông Yên Bái    

        Lịch sử Đền Mẫu Đông Cuông

        Đền Mẫu Đông Cuông có từ thời nhà Trần. Lịch sử sơ khai của đền mang dấu ấn của các cuộc chiến tranh chống quân Nguyên, chống Pháp và cuộc chiến tranh biên giới 1979. Vì vậy, nơi đây còn thờ các anh hùng miền sơn cước trong các cuộc chiến giặc ngoại xâm.
        Cũng như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn được thờ ở khá nhiều nơi trên vùng rừng núi. Nếu Mẫu Liễu Hạnh có sự tích với rất ít dị bản còn Mẫu Thượng Ngàn có khá nhiều dị bản khác nhau.        

         Một số đền thờ Mẫu Thượng Ngàn

         Ngoài đền thờ Mẫu Thượng Ngàn tại Đông Cuông; Mẫu Thượng Ngàn còn được thờ ở khu Quần thể du lịch tâm linh đền Suối Mỡ; ở các đền mẫu ở Tuyên quang, Lạng Sơn...


PHỦ TIÊN HƯƠNG - KHU QUẦN THỂ TÂM LINH PHỦ DẦY

     Phủ Tiên Hương thuộc thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định; nằm cạnh đường giao thông liên xã. Phủ Tiên Hương là phủ chính trong quần thể di tích Phủ Dầy và cũng là nơi thờ chính của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.


Đền chính của Phủ Tiên Hương

Thần tích về Mẫu Liễu Hạnh

      Mẫu Liễu Hạnh có 3 lần giáng sinh, tóm tắt như sau:
  •     Lần thứ nhất Mẫu giáng sinh vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi. Nơi đây, hiện nay có Phủ Quảng Cung gắn liền với sự tích giáng sinh lần thứ nhất của Mẫu. 
  •  Lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Bà kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời; Nơi đây chính là khu tâm linh Phủ Dầy.
  • Lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.

  • Lầu trước Phủ Thiên Hương

Thần tích về lần giáng sinh thứ hai của Mẫu Liễu Hạnh


     Tại thôn Vân Cát có gia đình ông Lê Thái công, vợ là Trần Thị Phúc ăn ở hiền lành, chuyên lo việc thiện đức. Họ chính là đầu thai chuyển thế của cha mẹ họ Phạm của Mẫu ở Vỉ Nhuế năm xưa.
      Khi hơn 40 tuổi, bà mới mang thai lần hai. Kỳ lạ là lần này đến kỳ mang thai này bà ông ăn được thịt cá, chỉ ăn hoa quả. Quá kỳ sinh nở mấy tháng mà không thấy sinh, ông Lê Thái Công tưởng ma quỷ nhiễu hại bèn mời thầy phù thủy về trừ tà nhưng bà vẫn không sinh.
     Một ngày thượng tuần tháng tám, đêm thanh trăng tỏ, có một đạo nhân ăn mặc lạ kì xin vào chữa bệnh, Lê Thái công nghe thấy liền mời vào, thiết lập hương án, đạo nhân xõa tóc hành pháp, rồi rút búa trong tay ném xuống đất, Thái công tức thì mê man và thiếp đi và trong khi đó ông đã mơ thấy được lên Thiên đường và thấy một nàng công chúa mặc xiêm y thanh thoát, hình dung sáng chói lỡ tay đánh rơi vỡ một chiếc chén ngọc. Khi tỉnh mộng thì đã lúc canh tàn, bà đã sinh ra một nữ tử, hương thơm ngào ngạt, ai ai cũng lấy làm vui mừng, lúc đó đạo nhân biến mất lúc nào không hay.
      Khi đó là giờ Dần ngày 15 tháng 8 năm Đinh Tỵ niên hiệu Thiên Hựu nguyên niên triều vua Lê Anh Tông (1557). Ông Thái công mới đặt Tiên chúa tên Thắng hiệu Giáng Tiên.
      Giáng Tiên lớn lên trở thành một người con gái sắc đẹp tuyệt trần, nết na ưa nhìn, hiền lành thục nữ, trần gian hiếm có người nào như vậy. Không những vậy kinh văn sách sử, học vấn của Người cũng uyên thâm khó bậc nam nhi nào sách so được. Cầm, kì, thi, họa mọi thứ Người đều am tường thấu tỏ tường tận.

 Phủ Tiên Hương ngày lễ hội
    Một hôm nhân nghe tiếng đàn của Tiên chúa gẩy, chợt Thái công nhớ tiếng đàn này giống tiếng đàn năm xưa khi ông nằm mộng lên Thiên đình, nghĩ con gái mình chắc chắn là người nhà trời, sợ rằng sẽ khó nuôi, nên đem cho ông Trần Công làm nghĩa nữ.
    Có hai vợ chồng ông Trần lão quan gần làng bên, không con cháu, một hôm dạo chơi gió mát trăng thanh, tự nhiên thấy ai bỏ một đứa trẻ ở bên gốc đào, ông Trần lão quan mới đem về nuôi đặt tên là Trần Đào Lang.
     Đến năm Quý Dậu (1573) Gia Thái nguyên niên triều Lê Thế Tông, chàng Đào Lang 21 tuổi, đức Tiên chúa 17 tuổi, nhân lúc Trần Đào Lang sang nhà Trần lệnh công, thấy Tiên chúa đẹp tuyệt trần lại tài hoa vẹn đủ mới đem lòng yêu mến, mới đến cầu hôn.
     Thoạt đầu, Tiên chúa không ý định thành hôn, chỉ muốn ở với mẹ cha phụng dưỡng, nhưng sau đó cha mẹ vun vào, và cũng cảm mến chàng Đào hiếu học, Tiên chúa đồng ý và hôn lễ được tác thành khi Tiên chúa 18 tuổi.
    Về gia đình chồng, luôn giữ phép với cha mẹ chồng, giữ đạo vợ chồng, cuộc sống hạnh phúc và hai người đã khai sinh ra một nam tử đặt tên Trần Nhân, cảnh gia đình thật vui vầy sướng ca.
    Nhưng mãn hạn cõi trần gian, Tiên chúa không bệnh mà mất, hưởng dương được 21 tuổi, Chúa hồi loan vào giờ Dần ngày 03 tháng 03 năm Đinh Sửu niên hiệu Gia Thái ngũ niên triều vua Lê Thế Tông (1577).

Chuyện Mẫu Liễu Hạnh hiển linh sau khi hóa

    Tiên chúa về chốn Thiên cung, trần duyên chưa hết, trong lòng còn bồi hồi không nguôi, được ba ngày trên Thiên giới, tức là 3 năm dưới hạ, vừa vào dịp đại tường của Tiên chúa (tức năm Kỷ Mão Quang Hưng nhị niên Vua Lê Thế Tôn 1579), một hôm bà Trần Thị (vợ ông Lê Thái công) vào phòng của Tiên chúa khi xưa  thấy lòng đau dạ xót, nước mắt chứa chan rồi ngất đi.
    Bỗng nhiên một cơn gió mát thổi đến, bà bừng tỉnh rồi thấy Tiên chúa hiện thân ôm lấy bà mà khóc, lúc đó Lê Thái công và hai ông bà Trần Công cùng người anh Lê Lục thấy vậy vội vã chạy vào nửa mừng nửa lo, chàng Đào Lang cũng vừa bồng con trên tay vừa than khóc thê lương.
     Tiên chúa mới gạt nước mắt tâu rằng: “Con là Thiên tiên, chẳng phải người phàm, không phải không muốn ở cùng phụ mẫu song thân và phu quân, huynh đài, con cái, nhưng vì Thiên mệnh không khác, mong mọi người chớ sầu bi ai oán, công đức cao vời gia đình đều có Tiên tịch, mong ngày sớm hội ngộ mọi người chốn Thiên cung”
     Dặn dò xong xuôi, Tiên chúa lạy tạ gia đình, lưu luyến mãi không dứt, xong rồi Tiên chúa biến mất.
     Đào Lang càng thương nhớ Tiên chúa, việc học dở dang, con cái nheo nhóc, Tiên chúa động lòng ray rứt không nguôi, ngày đêm đều ngóng trông về nhà xưa quê cũ, thấy Trần Đào như vậy Tiên chúa lại một lần nữa hiện thân.
       Đang ru con ngủ, Đào Lang thấy có tiếng gọi, chàng đứng dậy nhìn, nửa mờ nửa tỏ thấy Tiên chúa đã hiện ngay trước mặt mình, chàng níu áo Tiên chúa mà khóc, Tiên chúa an ủi: “Ta là Thiên tiên, chàng cũng mang Thiên tộc, nhân duyên tiền định, ắt sẽ gặp lại, không bao lâu nữa, Ta với chàng sẽ lại tái hợp” Tiên chúa lại nhờ Đào lang thường xuyên viếng thăm cha mẹ đôi bên của Tiên chúa, nuôi dạy con cái thật tốt, giữ trọn phần làm con. Nói xong Tiên chúa biến mất.
       Sau này, sau khi giúp chồng thành đạt, Mẫu Liễu bắt đầu vân du thiên hạ. Chiến tích lớn nhất của Mẫu là trận chiến với quân quan triều đình ở Đèo Ngang. Còn có thần tích về hai lần Thánh Mẫu đối chữ, họa thơ với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau này, Mẫu có quy y nhà Phật. Có lẽ vì thế mà Đạo Mẫu Việt Nam và Đạo Phật luôn song hành trong đời sống tâm linh của người Việt Nam chúng ta.
   


Hồ bán nguyệt trước Phủ Tiên Hương

Lịch sử Phủ Tiên Hương

     Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị (1663 – 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn còn dấu tích của phủ cổ trước kia. Năm 1996 Phủ Tiên Hương đã được sửa chữa lớn.
      Phủ chính Tiên Hương được triều đình cho phép xây lập đền thờ Năm Dương Hoà thứ 8 (1642)lúc đó phủ còn hết sức đơn sơ. Từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) đến năm 1841 được chuyển thành công trình gạch ngói. Năm Duy Tân thứ chín (1915) do tổng đốc Đoàn Triển cho xây dựng lớn như ngày nay. Phủ Tiên Hương tuy qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được dấu tích của phủ cổ trước kia.
        Hiện nay, Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ 15 đạo sắc phong thần cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đạo sớm nhất ghi ngày 10 tháng chạp năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730) phong Thánh Mẫu là Mã Vàng Công Chúa thượng đẳng thần, muộn nhất là đạo sắc ghi ngày 25/7/1924, năm Khải Định cửu niên phong Đức Thánh đệ Tam – Ngọc nữ Quang cung Quế Anh. Trong Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ nhiều cổ vật ghi rõ đây là phủ chính thờ Mẫu tại nơi Mẫu đầu thai. Đó là chiếc ấn đồng cổ đúc từ hàng trăm năm trước, trên ấn có hai chữ Hán ở lưng ấn: Phủ chính, nhiều cổ vật sứ cổ được khắc chữ nhấn mạnh đây là đồ tế tự của phủ chính…

Kiến trúc và các cung thờ Phủ Tiên Hương

      Khi đến phủ này, từ xa có thể nhìn thấy rõ vì phủ rất rộng. Từ ngoài bước vào chúng ta gặp ngay một giếng tròn mang ý nghĩa tụ thủy để tụ phúc, giữa giếng tròn là một ụ đất làm nơi cắm cờ mỗi khi mùa hội tới. Cán cờ là một cây tre hoặc một cây gỗ cao được dựng đứng lên, đầu cây buộc một túm lá hoặc một con quạ gỗ với ý nghĩa là thiên sứ của nhà trời. Cùng với túm lá (con quạ gỗ) là lá cờ thần lớn được treo lên đó. Tiếp đó là một sân lớn là nơi khi mùa hội tới là nơi sẽ biểu diễn xếp chữ và bán hàng lưu niệm. Sau sân lớn là ba phương đình với phương du ở giữa và hai bên phương đình làm nơi gác chuông, gác trống.
     Tiếp tới ba phương đình là một hồ bán nguyệt, xuống hồ bán nguyệt có hai cầu được lát bằng đá, đối xứng qua hồ, bên phải là nhà bia và lầu Cậu, bên trái là nhà bia và lầu Cô.
    Toàn khu phủ thờ ở Phủ Tiên Hương là sự liên kết của nhiều dãy nhà được nối liền với nhau. Trong một dãy nhà có sự phân chia thành nhiều gian riêng và gọi đó là một cung. Từ ngoài vào phía trước mặt gồm có những cung sau:
    Đầu tiên là cung Đệ Tứ thờ Tứ phủ công đồng hay còn gọi là ban Công Đồng. Đối xứng với cung Đệ Tứ bên trái là Ban Quan lớn Thủ phủ và bên phải là Ban Chầu Thủ phủ.


Động Sơn Trang Phủ Tiên Hương

   Tiếp theo là Ban thờ Đức Vua cha Ngọc Hoàng và Hội Đồng các quan hay Ngũ vị vương quan. Đây là cung Đệ Tam.

     Sau cung Đệ Tam là cung Đệ nhị. Cung này thờ Tứ Vị Chầu bà và ba bộ long ngai.
     Cung Đệ nhất là cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Cung này ở trong cùng. Tuy nhiên, đa phần nơi thờ Mẫu Tứ phủ có nội cung (cung cấm).
     Nội cung của Phủ Tiên Hương có khám kính đặt tượng đồng Mẫu Liễu Hạnh cùng với hai Mẫu Quang cung Quế Anh phu nhân và Quỳnh cung Duy Tiên phu nhân đều được phong thần và sắc phong. Nội cung không phải ai cũng được vào và vào bất cứ lúc nào. Chỉ được vào khi có sự đồng ý của những người trong ban quản lý phủ và những ngày có lễ hội.
    Bên cạnh dãy nhà thờ những cung chính còn có một dãy nhà được gọi là Ban Trần Triều. Trong dãy nhà này có đặt ban thờ Ban Trần Triều và Ban Đức Vương Phụ, Vương Mẫu.
     Phía sau dãy nhà chính là Động Sơn Trang, nơi này thờ bà Chúa Đệ Nhị Thượng ngàn Hai Chầu và mười hai cô Sơn Trang.
Thần tích Mẫu Liễu Hạnh

Lễ hội Phủ Dày

     Hội Phủ Dầy được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh. Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của đông đảo dân chúng.


Lễ hội Phủ Dầy

    Thành ngữ dân gian một số nơi ở miền Bắc có câu:

Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ
   Cha là Đức thánh Trần Hưng Đạo, còn Mẹ chính là bà Chúa Liễu Hạnh.

Cụm di tích tâm linh Phủ Dầy

      Quần thể tâm linh Phủ Dầy bao gồm hơn 20 di tích gắn liền với cuộc đời bà chúa Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2. Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là Phủ chính Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng bà chúa Liễu Hạnh. Ngoài ra, còn có Phủ Bóng (Đền Cây Đa Bóng), phủ Giáp Ba, phủ Bất Di, đền Công Đồng, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ (Khải Thánh), đền Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai, đền Mẫu Thượng, đền Mẫu Thoải, đền Trình, đền Đức Vua, đền Quan Lớn, đền Mẫu Đông Cuông, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Dần, chùa Gôi, chùa Vân Cát, chùa Tiên Hương, chùa Linh Sơn...
Lăng Mẫu Liễu Hạnh

    Phủ Tiên Hương được coi là phủ chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại (bên bố mẹ đẻ) của Mẫu. Phủ Bóng Nguyệt Du Cung là nơi sau khi Mẫu hóa, Mẫu hay vân du trở về.
    Phủ Tiên Hương cùng với Phủ Vân Cát, Phủ Bóng- Nguyệt Du Cung, Phủ Tổ, Lăng Thánh Mẫu tạo thành cụm thánh tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh.