Hiện nay, tại Bảo Hà có hai Đền Cô Tân An và đều thờ bà Nguyễn Hoàng Bà Xa. Một ngôi đền nằm sâu trong rừng (thôn Tân An I) và một ngôi đền nằm sát bờ sông đối diện với đền Quan Hoàng Bảy ( Thôn Tân An 2) . Vậy lịch sử của 2 ngôi đền này ra sao, đâu là đền chính, đó là câu hỏi nhiều người muốn biết.
Bà Nguyễn Hoàng Bà Xa là ai
Theo sử sách chép lại, cuối đời nhà Lê (1740 - 1786), các châu Thuỷ Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hoá luôn bị giặc tràn sang cướp phá. Trước tình hình đó, triều đình cử danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khau Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.
Tương truyền rằng, khi Tướng Quân họ Nguyễn lên trấn ải vùng biên cương này đã mang theo con gái là Nguyễn Hoàng Bà Xa đi theo. Trong cuộc chiến đánh giặc, giữ gìn biên cương bà Nguyễn Hoàng Bà Xa luôn được coi là cánh tay đắc lực sát cánh cùng cha chiêu dụ các thổ ty, tộc trưởng, luyện tập binh sỹ, rèn giũa khí giới, dự trữ lương thảo, chữa bệnh cho dân lành… và sau khi vắng bóng quân giặc thì Bà lại có công lớn trong việc khẩn điền khai mỏ, xây dựng quê hương. Với lòng yêu nước, thương dân ấy, khi bà mất đi "Hương thơm còn lẫy lừng ánh hào quang sáng tỏ muôn nơi", để tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng lập đền thờ tạc dạ ghi ơn.
Bà Nguyễn Hoàng Bà Xa còn được gọi là Cô Tân An hay Cô Bảy Tân An. Như vậy, Cô Bảy Tân An là cô hầu cận Quan Hoàng Bảy chứ không phải là Cô Bảy trong Tứ Phủ Thánh Cô. Cô Bảy Tân An nơi đây còn được coi là Cô Bé Thượng Ngàn. Với quan niệm này, Cô Bảy Tân An được coi là một trong các hóa thân của Cô Bé Thượng Ngàn.
Lịch sử của hai Đền Cô Tân An
Trước đây, đền Cô Tân An nằm bên bờ sông đối diện với đền Quan Hoàng Bảy (tức thôn Tân An II). Đây là một ngôi đền có từ lâu, nhưng nhỏ và đơn sơ dạng nứa lá. Tuy nhiên, cơn lũ to lịch sử năm 1971 đã cuốn trôi ngôi đền. Một số người dân đã vớt được một số tượng của đền và mang về gia đình bà Nguyễn Thị Dóc (thôn Tân An I). Bà Nguyễn Thị Dóc cho rằng mình có duyên với Cô nên đã tiến hành lập đền thờ. Đền Cô Tân An tại thôn Tân An I đã ra đời là vì thế.
Cuối năm 2006, UBND tỉnh Lào Cai có Quyết định số 3299/QĐ-UBND công nhận Đền Cô Tân An (thôn Tân An I) là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngay sau khi ngôi đền được xếp hạng, UBND xã Tân An lại có "sáng kiến" xây dựng thêm một Đền Cô Tân An mới (thôn Tân An II) và đã đưa quyết định công nhận di tích cho ngôi đền tại thôn Tân An I về ngôi đền mới xây dựng Tân An II như một việc "Râu ông nọ cắm cằm bà kia".
Như vậy, tại Tân An đã xuất hiện 2 ngôi đền Cô Tân An. Một ngôi được xây dựng tại đất mới với một số pho tượng cổ do bà con vớt được dưới sông từ ngôi đền cổ. Một ngôi được xây trên nền đất đền cũ nhưng lại toàn tượng mới. Một đền của tư nhân quản lý ( Đền Cô Tân An ở Tân An I), một đền do UBND xã quản lý ( Đền tại Tân An II). Do đó hai đền đã có sự tranh chấp về tính lịch sử và sự thừa kế sự linh thiêng của ngôi đền. Do sự tranh chấp này, năm 2009, quyết định công nhận di tích cấp tỉnh cho đền Cô Tân An I đã bị Sở Văn Hóa Lao Cai thu hồi.
Sau đó, các cơ quan có trách nhiệm từ tỉnh, huyện, đến xã, đã tiến hành nhiều hội thảo, hội nghị, nhiều công trình nghiên cứu khoa học và phải giải quyết những rắc rối của sự tranh chấp, những phức tạp của sự khiếu kiện, rồi cuối cùng, Đền Cô cũng được xây dựng lại bề thế, khang trang đúng vị trí, địa điểm thủa ban đầu, đúng tầm của một di tích lịch sử văn hóa. Ngày 19/3/2010 UBND tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định số 655/QĐ - UBND v/v: "Công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh "đối với Đền Cô Tan An tại vị trí "thôn Tân An 2", chấm dứt sự long đong nhiều năm nơi thờ tự Cô Bé Thượng Ngàn linh thiêng.
Đâu là đền chính của Cô Tân An
Hiện nay, Đền Cô Tân An II (đối diện với đền Quan Hoàng Bảy qua dòng sông) và Đền Quan Hoàng Bảy có chung một Ban Quản lý của UBND xã cử và hai đền đều được tổ chức chung một lễ hội. Như vậy, nhìn theo khía cạnh này, thì đền Cô Tân An II có tính chính tắc hơn bởi tính pháp lý của chính quyền. Đền Bảo Hà hợp cùng Đền Cô Tân An II đã trở thành "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy" là địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách mỗi năm.
Đền Cô Tân An |
Như vậy, đền Cô Tân An II sẽ được coi là đền chính của Cô Tân An bởi đây là ngôi đền được xây dựng trên nền đất cũ của đền và được chính quyền công nhận và chịu sự quản lý của nhà nước.
Một khảo dị khác về đền Cô Tân An
Cũng còn một tương truyền khác về Đền Cô Tân An như sau: Có một số cụ đồng cựu cho rằng đền Cô Tân An có từ trước khi cha con Ông Hoàng Bảy lên trần giữ vùng biên cương này. Ngày đó nơi đây chỉ là một miếu nhỏ thờ Mẫu Thượng Ngàn với hiện thân là La Bình Công Chúa. Đây là nơi cha con Quan Hoàng Bảy thường xuyên đến lễ mỗi khi xuất quân chiến đấu. Sau khi cha con Quan Hoàng Bảy mất, nhớ công ơn cô con gái của Quan Hoàng Bảy Nguyễn Hoàng Bà Xa nên nhân dân đã đưa bà vào phối thờ vào đền. Trải qua các thăng trầm của lịch sử, ngôi đền trở thành ngôi đền thờ chính của Nguyễn Hoàng Bà Xa.
Một khảo dị khác về đền Cô Tân An
Cảnh đền Cô Tân An |
Cũng còn một tương truyền khác về Đền Cô Tân An như sau: Có một số cụ đồng cựu cho rằng đền Cô Tân An có từ trước khi cha con Ông Hoàng Bảy lên trần giữ vùng biên cương này. Ngày đó nơi đây chỉ là một miếu nhỏ thờ Mẫu Thượng Ngàn với hiện thân là La Bình Công Chúa. Đây là nơi cha con Quan Hoàng Bảy thường xuyên đến lễ mỗi khi xuất quân chiến đấu. Sau khi cha con Quan Hoàng Bảy mất, nhớ công ơn cô con gái của Quan Hoàng Bảy Nguyễn Hoàng Bà Xa nên nhân dân đã đưa bà vào phối thờ vào đền. Trải qua các thăng trầm của lịch sử, ngôi đền trở thành ngôi đền thờ chính của Nguyễn Hoàng Bà Xa.