Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Mẫu có phải là con của Phật không

      Lời ban biên tập: Vừa qua, chuyện một nhà sư nói về Đạo Mẫu tạo nên một sự lùm xùm không nhỏ. Ban biên tập chúng tôi xin trích đăng một bài viết có liên quan đến vấn đề này để các bạn tham khảo.

     Ba lần giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh

      Mẫu giáng sinh lần đầu tại thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, Ý Yên, tỉnh Nam Định vào năm 1434. Tên của Mẫu lúc đó là Phạm Tiên Nga. Mẫu mất năm 1473, hưởng thọ 40 tuổi.
       Mẫu giáng sinh lần thứ hai vào năm 1557 tại Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định. Tên của Mẫu lúc đó là Lê Giáng Tiên.  Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, tức năm 1577. Năm ấy, Bà mới 21 tuổi.
      Mẫu giáng sinh lần thứ 3 năm 1650 và mất năm 1668, hưởng thọ 18 tuổi.

     Mẫu Liễu Hạnh là con nhà phật

      Bà giác ngộ đạo phật từ khá sớm. Trong lần giáng sinh lần thứ nhất, Năm 36, tuổi đã có công xây một ngôi chùa gọi là chùa Kiêm Thoa. Năm 38 tuổi, bà phát tâm tu sửa chùa Sơn Trường - Ý Yên, Nam Định, chùa Long Sơn - Duy Tiên, Hà Nam, chùa Thiện Thành ở Đồn xá - Bình Lục, Hà Nam.

     Sau lần giáng sinh thứ ba, Mẫu đã chính thức quy y nhà phật sau trận chiến đèo Ngang phố Cát.
     Có lẽ vì tích này, nên chúng ta thấy Đạo Mẫu và Đạo Phật luôn khăng khít đồng hành với nhau. Có thể nói hầu hết ở đâu thờ Tứ Phủ thì ở đó có thờ Phật và ngược lại

     Đạo Mẫu có từ bao giờ

     Tục thờ mẫu đã có từ rất lâu đời, từ cái thời dân tộc chúng ta còn chế độ mẫu hệ. Tuy nhiên, chỉ sau khi Mẫu Liễu giáng sinh, tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam mới được chính thức trở thành quốc đạo. Các vua Lê là người có công thống nhất tục thờ Mẫu của người Việt và tục thờ Sơn Trang của người miền núi để chính thức hình thành Tam tòa Thánh mẫu với Thần Chủ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, chúa Sơn Trang của người miền núi đã trở thành Mẫu Thượng Ngàn.
     Như thế, Đạo Mẫu của Việt nam chính thức ra đời vào thế kỷ 15, kể từ ngày Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất (1434). Tức mới ra đời cách đây 600 năm. Như vậy, Đạo Mẫu có sau đạo Phật, còn tục thờ mẫu của Việt nam thì đã có từ hàng ngàn năm trước, trước cái ngày Đức Phật niết bàn cách đây 2561 năm.

    Đạo Phật có phải đạo ngoại lai

     Ai cũng biết đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ và được truyền bá vào Việt Nam, thậm chí có nhiều tài liệu Đạo Phật vào Việt nam trước cả Trung Quốc ( theo huyền tích về đạo phật tại Tây Thiên, tại chùa cổ Dâu, Keo - Bắc Ninh).
    Vào thời Trần, đạo Phật được coi là Quốc Đạo. Các nhà sư, thậm chí còn được tham gia triều chính. Vua Trần Nhân Tông đã bỏ ngai vàng, phú quý để lên Yên Tử để tu hành và trở thành Phật Hoàng của Việt Nam.
    Mẫu Liễu Hạnh cũng đã quy y nhà Phật. Tức Mẫu của chúng ta cũng là con của Phật, cũng chính là Phật của Việt Nam. Do Mẫu quy y nhà phật nên Mẫu không để lại một pháp môn nào cho Đạo Mẫu. Phải chăng Mẫu muốn nói chúng ta hãy tu tập theo pháp môn nhà Phật.
    Chính vì vậy, Đạo Phật và Đạo Mẫu luôn đồng hành, không tách rời. Nơi đâu thờ phật thì thường đều có ban mẫu, đền điện nào thờ mẫu, thờ thánh hầu như cũng có ban Phật.
    Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng không hề chịu ảnh hưởng hay chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Ấn Độ hay Trung Quốc.
    Như thế, có thể nói đạo Phật xuất phát từ Ấn Độ và truyền bá vào Việt Nam. Nhưng Đạo Phật sau khi truyền bá vào Việt Nam đã được Việt nam hóa đã đã trở thành quốc đạo mang mẫu sắc của riêng Việt Nam.
     Vì vậy, việc coi đạo Phật là đạo ngoại lai được coi là một sự sự sỉ nhục vào Mẫu Liễu Hạnh và Đạo Mẫu của chúng ta. Chỉ ngày nào chúng ta đi lễ Mẫu mà không Nam Mô A Di Đà Phật nữa thì chúng ta hãy nói Đạo Phật là đạo ngoại lai.
 
Thực trạng Đạo Mẫu hiện nay

    Ai cũng rõ, các đạo trong đó có Đạo Mẫu, Đạo Phật đều hướng con người đến sự tu tập, để sự thiện tâm. Trong giới thanh đồng, đồng thầy có rất nhiều người tâm huyết về đạo, nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ vì tiền, vì lòng tham đang phá đạo, đang đẩy bao con nhang đệ tử đến sự loạn tâm và huynh gia bại sản.
      Giáo sư Ngô Đức Thịnh - Một nhà nghiên cứu tâm huyết về Đạo Mẫu đã chua chát nhận xét: "Tôi rất buồn phải nói rằng 80% nghi lễ này hiện nay là biến tướng. Biến tướng nghiêm trọng. Hoàn toàn “vật chất hóa” từ đầu đến cuối".
     Một thanh đồng là viên chức, lương một năm khoảng 60 triệu, thử hỏi liệu đã đủ để sống, đủ để nuôi chồng, nuôi con không. Nếu đồng thày bắt hầu một năm hai vấn, chưa kể đi lễ, hay làm lễ này, lễ nọ thì họ có sa vào nợ nần, mất lòng tin vào thầy, vào đạo hay không, liệu họ có khuynh gia bại sản hay không.
     Là cha là mẹ, không ai cướp cơm của con. Mẫu là cha là mẹ ắt không thể như vậy.
     Các nhà sư có thể chưa nói đúng về đạo Mẫu, nhưng đã đúng về thực trạng Đạo Mẫu hiện nay, đang đúng với một bộ phận không nhỏ các đồng thày, thanh đồng tham tiền đang dẫn con nhang đệ tử đi sai đạo, dẫn họ đến loạn tâm, đến khuynh gia bại sản. 
     Nên chăng chúng ta hãy nhìn lại đạo của chúng ta để phê phán chính những kẻ tham tiền phá đạo trong đạo của chúng ta khiến các nhà sư hiểu sai về Đạo Mẫu.