Trang

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên

        Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên được coi là cái nôi đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam bởi Đạo Phật nơi đây đã có từ thời Vua Hùng của nước Văn Lang. Theo Ngọc phả 18 đời Vua Hùng thì  vào đời Vua Hùng thứ VII tức thế kỷ 17 trước công nguyên đã có Tây Thiên Cổ tự (Đền Thượng Tây Thiên ngày nay), còn tài liệu khác cho rằng vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên hai  nhà truyền giáo Ấn Độ là Sona và Uttara thấy vùng đất này linh thiêng nên đã tọa lại nơi đây để hoằng dương Phật Pháp. Như vậy, đạo Phật đã đến Tây Thiên ít nhất trên 2000 năm nay.



         Vào đời Trần thì cùng với Yên Tử, Tây Thiên trở thành một trong hai trung tâm Phật Giáo lớn nhất Việt Nam lúc đó. Hiện nay, di tích còn lại có 3 ngôi chùa cổ: Thiên Ân cổ tự - nằm dưới chân núi, Tây Thiên Thăng Long cổ tự (nay là chùa Phù Nghì) và Tây Thiên cổ tự (chùa Thượng Tây Thiên). 

Chùa Thiên Ân ngày nay dưới chân núi Tây Thiên và tọa lạc ngay bên cạnh đền Thỏng
        Đến với khu thắng cảnh tâm linh Tây Thiên là đến với cội nguồn của Đạo Phật Việt Nam. Đây là nơi hội tụ khí thiêng sông núi, là nơi địa linh, linh khí đầy nên thơ và hùng vĩ. Ngày nay Tây Thiên đã trở thành một trung tâm thắng cảnh du lịch tâm linh với một quần thể thờ Phật - Thánh - Thần hết sức sơn thủy hữu tình, linh thiêng huyền ảo giữa rùng núi nguyên sinh bạt ngàn.
Cổng Tam Quan của Khu du lịch tâm linh Tây Thiên
         Ngay khi vừa đến quần thể du lịch tâm linh này chúng ta đã thẫn thờ với cổng Tam Quan rất hoàng tráng, vĩ đại sau đó là Đại Bảo Tháp Mandala được bài trí theo phong cách Ấn Độ. Hiện nay Đại Bảo Tháp tuy chưa hoàn thiện, hồ Hương Thủy tuy chưa hoàn thành nhưng cũng đã đủ sự huyền ảo, thơ mộng và linh thiêng của vùng đất, vùng núi này.


        Sau này, khi Đại Bảo Tháp Mandala hoàn thành, Đại bảo Tháp sẽ nằm giữa hồ Hương Thủy tạo thành một Tiểu Vũ trụ gồm mặt trời, mặt trăng, núi Tu Di và bốn châu thiên hạ. Đại Bảo tháp sẽ là trung tâm tích tụ thu hút năng lượng linh thiêng và màu nhiệm của đại vũ trụ. Ngôi bảo tháp sẽ là nguồn cảm hứng giác ngộ, có thể khai mở bồ đề tâm, từ bi trí tuệ đã đóng kín trong chúng ta từ lâu.
        



       Chưa hết, Quần thể du lịch văn hóa tâm linh Tây thiên còn đang chuẩn bị đại trùng tu Chùa Phù Nghì. Nếu chùa Phổi Nghì được xây dựng xong sẽ tạo thành một nơi đón nhận năng lượng linh thiêng từ vũ trụ và từ các Chư Phật Bồ Tát giúp cho chúng sinh sự bình an, chấm dứt mọi nỗi đau trong cuộc đời thế tục.


Sơ đồ khu du lịch tâm linh Tây Thiên
       Như vậy, cùng 3 ngọn núi Thạch Bàn, Phù Nghĩa, Thiên Thị đã tạo ra một nơi hội tụ khí thiêng sông núi, nay còn có thêm Đại Bảo Tháp Mandala, Chùa Phù Nghì hấp thụ năng lượng linh thiêng từ Vũ trụ và năng lượng mầu nhiệm của Chư Vị Bồ Tát, lại còn được phù trợ bởi hồn thiêng sông núi qua của các đền phủ của hệ thống Tứ Phủ và Thần Núi Sông thì nơi đây chắc chắn sẽ trở thành  một chốn tâm linh linh thiêng bậc nhất của nước Việt Nam ta - Một quần thể du lịch tâm linh đắc địa nhất mà không nơi nào sánh được

Phối cảnh toàn khu tâm linh Tây Thiên phần dưới chân núi sau khi hoàn thành
      
       Đến với khu danh thắng Tây Thiên chúng ta vừa có một cuộc du lịch với một danh lam, thắng cảnh tuyệt đẹp với núi rừng nguyên sinh mơ mộng, thanh bình; thác nước ào ạt, con suối róc rách, tiếng chim líu lo...chúng ta vừa có cơ hội chiêm ngưỡng những kiệt tác của Phật - Thánh - Thần hòa quyện tạo thành một cõi linh thiêng vô bờ, đầy huyền bí và chan chứa chất thơ.
Đường lên chùa Thượng Tây Thiên
        Tại khu vực Chùa Thượng ngày xưa, ngày nay đã trở thành một quần thể liên hoàn Phật- Thánh - Thần gồm: Đền Quốc Mẫu Tây Thiên, Đền Tam Tòa Thánh Mẫu, Đền Địa Mẫu, Đền Cô Chín, Miếu Sơn Thần, Đền Thần Núi Tam Đảo và Chùa Tây Thiên, Nhà Tổ chùa Tây Thiên. 

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên
    

        Với thế chân vạc của Đại Bảo Tháp, Chùa Phù Nghì, Quần thể Phật - Thánh - Thần nơi chùa Thượng thì không chỉ thu hút mọi năng lượng linh thiêng và màu nhiệm của vũ trụ và chư vị bồ tát và còn giữ được vượng khí của sông núi Việt Nam tạo nên một dòng chảy năng lượng linh ứng từ bắc xuống nam suốt chiều dài đất nước. 
        Tại khu di tích danh thắng Tây Thiên, tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo hòa quyện vào nhau, tạo thành một bầu không khí thanh tịnh, linh thiêng ít nơi nào có được. Những người hành hương tới đây, vì vậy, luôn tin rằng những nguyện ước của mình sẽ được chứng tâm và thành hiện thực. 
         

    NÉT ĐẶC BIỆT CỦA CÁC NGÔI CHÙA TÂY THIÊN

        Trong khu du lịch tâm linh Tây Thiên có công trình Đại Bảo Tháp Mandala, Nhà tổ chùa Thượng Tây Thiên có một nét đặc biệt ít ngôi chùa nào ở Việt nam có được, đó là nhà chùa có gắn trên tường các bánh xe Kim Luân, hay còn gọi là bánh xe cầu nguyện theo truyền thống Kim Cương Thừa

Bánh xe Kim Luân trên nhà thờ Tổ chùa thượng Tây Thiên

         Chỉ cần quay hay ở gần bánh xe Kim Luân thì chúng ta đã nhận được năng lượng từ trường an lành cực mạnh. Nếu quay bánh xe Kim Luân với bồ đề tâm thì tịnh hóa được bất thiện nghiệp, thậm chí cả các ác nghiệp. Nếu đã đến được Tây Thiên chúng ta chớ bỏ lỡ cơ hội quay bánh xe Kim Luân để giải nghiệp cho bản thân. Khi quay bánh xe Kim Luân nên niệm câu niệm chú:  Úm ma ni bát minh hồng. Mỗi vòng quay một câu niệm.
Bên trong tòa Đại Bảo Tháp


                Đại Bảo Tháp được xây dựng với một kiến trúc độc đáo phong cách Ấn Độ do đức Pháp Vương GYALWANG DRUKPA gợi ý ý tưởng. Với kiến trúc vòng tròn cho phép chúng ta đi vòng quanh để vừa đi vừa niệm phật. Khi chúng ta đi vòng tròn như vậy chúng ta có thể đẽ dàng hấp thụ được năng lượng vô biên linh thiêng, màu nhiệm của các vũ trụ và các Chư vị Bồ Tát mà Đại bảo Tháp đã hấp thụ được. Đến Đại Bảo Tháp mà không vừa đi vừa trì niệm hay quay bánh xe Kim Luân được vài vòng thì thật là đáng tiếc cho một cơ hội cầu phúc, và bình an.


               HÀNH TRÌNH "ĐẾN VỚI PHẬT VỀ VỚI MẪU "

       Sau khi vượt qua Tam Quan của Khu du lịch thắng cảnh tâm tinh Tây Thiên chúng ta sẽ đến chiêm ngưỡng Đại Bảo tháp Mandala. Tại đây chúng ta sẽ được ngắm một kiệt tác của Đạo Phật. Nhung điều quan trọng là sau khi lễ phật chúng ta nên quay bánh xe Kim Luân để nạp năng lượng và giải nghiệp cho bản thân. Khi năng lượng vũ trũ được nạp đầy trong ta, chúng ta tiếp tục  hành trình  đến Đền Thỏng, chùa Thiên Ân để trình với Quốc Mẫu. Đèn Thỏng và chùa Thiên Ân có phong cảnh tuyệt vời với khuôn viên rộng rải, có " Cây đa ngàn năm tuổi" sum xuê và uy nghi bên cảnh đền yên bình, thuần khiết.
        Sau khi đặt lễ và thư giãn với không khí nhộn nhịp của đoàn người hành hương về đất phật, đất mẫu chúng ta sẽ ra bến xe điện ngay sát của Thiên Ân để tiếp tục hành trình đến nhà ga Cáp Treo. Trên xe điện chúng ta được ngắm một con đường đầy hoa, ngắm sự hùng vĩ của dẫy Tam Đảo cao vời trong mây và con suối xanh róc rách dưới khe núi. Rời khỏi xe điện chúng ta có một hành trình ngắn đi bộ vừa lắng nghe tiếng nhạc không Phật Giáo du dương vừa thưởng thức những con gió nhẹ thơm hương núi rừng, những cánh chim bay và sắc xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh trùng điệp.
        Trước khi lên ga cáp treo chúng ta hãy đến với Đền Cậu để cầu phúc, cầu lộc. Nhưng nơi đây là nơi rất thiêng và linh ứng cho các bạn trẻ cầu duyên. Đèn Cậu tuy nhỏ nhưng đến với Đền cậu chúng ta được đi qua một dẫy hàng quán che kín tạo ra một không gian huyền bi.
        Sau khi ghé qua thăm Đền Cậu và đã thỏa lòng cầu xin cậu, chúng ta lên ga cấp treo. Từ cáp treo chúng ta có dịp ngắm con đường mòn quanh co, dòng suối lượn quang, thác nước trắng mờ, sắc xanh bạt ngàn, mầu hoa cây cỏ, dây leo chằng chịt...của khu rừng nguyên sinh.
       Xuống ga cáp treo là chúng ta đã đến với quần thể tâm linh tuyệt vời nằm sát nhau dưới tán là của bạt ngàn cây cổ thụ với làn gió mát với không khí trong lành. Bạn sẽ cảm thấy ngực mình căng ra, mọi mệt mỏi tan biến cả. Bạn đã có thể hòa mình vào sự linh thiêng, kỳ bí của vùng núi nguyên sinh đầy vẻ đẹp thơ mộng mà không thể nơi nào có được. 
      Chúng ta có thể lần lượt thăm chùa thượng Tây Thiên, đền Quốc Mẫu, đền Tam tòa Thánh Mẫu, Đền Địa mẫu, đền Cô Chín. Sau đó chúng ta có thể thư thái sang đền thần núi Thanh Sơn Đại Vương.
       Từ đây, sau khi thưởng ngoạn một không gian tâm linh đầy năng lượng vũ trụ chúng ta cảm thấy mình nhẹ bỗng và khỏe khoắn lạ thường. Chúng ta thả hồn vào gió và sự trong lành để xuống núi bằng đôi chân. Con đường nhỏ gập ghềnh và thơ mộng giữa bạt ngàn cây cỏ bên dòng suối róc rách nên thơ sẽ dẫn chúng ta đến chùa Phù Nghì và Đền Cô Bé Tây Thiên. Đó là chặng dừng chân cuối cùng của chuyến hành hương lên núi cao.
       Xuống chân núi, sau khi nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng chúng ta tiếp tục hành trình đến với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Một con đường bằng phẳng và quanh co sẽ đưa bạn lên lưng chừng ngọn núi nơi tọa lạc của Thiền Viện. Bạn sẽ thực sự kinh ngạc về một thiền viện cổ kính ẩn mình dưới rừng thông. Một không gian thoáng đãng đầy mơ mộng và huyền bí đem đến cho bạn một năng lượng vũ trụ vô bờ. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi tan biến hết. Từ nơi đây bạn có thể phóng tấm mắt ngắm thung lũng nơi có ngôi Đại bảo Tháp Mandala, cổng Tam quan, con đường và quảng trương trước đền Trình và những nhôi nhà nhỏ bé với khói lam chiều.
       Rời khỏi nơi đây, xuống chân núi bạn có thể nghỉ ngơi, ăn uống tại những nhà hàng san sát. Trước khi lên xe rời khỏi chốn linh thiêng này bạn hãy nhớ rằng đừng quên mua làm quà mấy mớ ngọn su su và khoai môn núi cao. Ngọn su su tươi và rất rẻ. Khoai môn ở đây nổi tiếng là thơm và dẻo. 
       Kết thúc hành trình này bạn sẽ có một năm tràn đầy khí thế, sức khỏe và tài lộc.
      
                    
MỘT SỐ NGÔI ĐỀN VÀ CHÙA TRONG KHU 
THẮNG CẢNH TÂM LINH TÂY THIÊN

    Đền Thỏng

          Đền Thỏng có ít nhất từ triều Lê. Đền Thỏng thờ Quốc Mẫu Tây Thiên và đây cũng  là Đền Trình của Quốc Mẫu Tây Thiên. Ngôi đền được đại trùng tu vào năm 1998.

Đền Thỏng
        Đền Thỏng nằm ngay dưới chân núi và là nơi diễn ra các sự kiện chính của Lễ hội Tây Thiên hàng năm với lễ dâng hương, lễ khai hội, lễ tế....  Dưới sân Đền Thỏng là cây đa cổ thụ có biệt danh" Cây Đa ngàn năm tuổi", một biểu tượng rất đặc trưng của khu danh thắng Tây Thiên. Bên đền Thỏng còn có một ngôi chùa nhỏ rất khang trang, đó là chùa Thiên Ân. ( Xem thêm tại đây: Đền Thỏng Tây Thiên )
    
        Đền Cậu Trường Sinh

       Sau khi qua lễ tại đền Thỏng chúng ta có thể đi xe điện lên chân nhà ga cáp treo sẽ đến thăm đền Cậu. Đền cậu có tên Đền cậu Trường Sinh được trùng tu lớn vào năm 1993.

Đền Cậu
      Khi lên đền Cậu, ngoài cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ thì đền còn là nơi mà các cặp bạn trẻ đến đây để cầu duyên.

      Đền Cô Bé Tây Thiên

      Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2km nữa là đến đền Cô. Đền Cô được xây dựng từ rất lâu đời thờ Cô Bé Thượng Ngàn. Đền được trùng tu xây dựng trên nến cũ năm 2009. Hiện nay ngôi đền được thờ Cô Bé Thượng Ngàn (còn gọi là Đền Cô Bé Tây Thiên) đã được phối thờ thành thờ Tứ Phủ Thánh Cô. Cô Bé Tây Thiên là Cô bé bản đền.

Đền Cô Bé Tây Thiên
       Nằm trong khu vực rừng cấm quốc gia nên khung cảnh ở đây tuyệt đẹp, xung quanh đền là các thực vật phong phú và không khí trong lành tạo nên một cảnh sắc thanh nhã, thoáng đãng, yên bình. Bên cạnh đền Cô là suối Giải Oan và một chiếc giếng cổ, rất nhiều khách hành hương từng đến đây đã thừa nhận rằng suối này rất thiêng. Nếu ai lấy nước từ suối hoặc giếng dâng lên cúng rồi uống sẽ thấy trong lòng mình thư thái, thanh thản và tịnh tâm nên đền Cô Bé thu hút được rất nhiều du khách gần xa.

      Đền Thần Núi Tam Đảo

      Đền Thần Núi Tam Đảo thờ Thanh Sơn Đại Vương là thần núi Tam Đảo. Đền Thần núi Tam Đảo nằm trong Quần Thể chùa Thượng

Đền thờ Thần núi Thanh Sơn Đại Vương
           Thần tích tóm tắt của Thanh Sơn Đại Vương: Năm 1291, trời đại hạn, vua Trần Nhân Tông sai người đi cầu đảo khắp nơi mà trời vẫn không mưa. Đến Tam Đảo thì cầu mưa được ngay. Nhà Vua đã phong cho thần núi Tam Đảo là Thanh Sơn Đại Vương. Sau dó hàng năm nhiều triều đại đã tiếp tục đến đây cầu mưa.    
      Ngôi đền được xây dựng vào năm 2012 để nhớ ơn công ơn của Thanh Sơn Đại Vương.

     Đền Quốc Mẫu Tây Thiên

         Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Quốc Mẫu Tây Thiên khi sinh thời là thiếu nữ tên là Lăng Thị Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên được vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương  được tuyển làm Hoàng phi khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo. Từ bà đã mở ra một triều đại mới với 7 đời vương kế tiếp nhau là thời kỳ thiên hạ thái bình, xã hội ổn định

Đền Quốc Mẫu Tây Thiên
         Trong Từ điển Bộ Lễ nhà Lê, bà được xếp thứ hai sau Tản Viên Sơn Thánh, được vinh phong là: “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương”. Trên núi Thạch Bàn, đền thờ bà tọa lạc cùng với chùa Tây Thiên, nên cũng gọi là đền Thượng Tây Thiên.
         Tương truyền,  khi còn sống, trong nước có loạn giặc Thục, bà có công chiêu mộ binh sĩ, phò vua cứu nước, cứu dân. Khi mất, bà lại thường hiển linh, âm phù giúp các đời vua đánh giặc, giữ nước nên được sắc phong làm Quốc Mẫu.
         Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên gồm có 4 cung: Hậu Cung thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, 3 cung trước thờ Ngọc Nữ ( bên tay trái), Ban Công Đồng (giữa), Tiên Đồng (bên tay phải)

     Đền Tam Tòa Thánh Mẫu  

     Đền Cô Chín Tây Thiên  (xin xem thêm tại: Đền Cô Chín Tây Thiên)

     Đền Địa Mẫu

        (Bài viết đang trong quá trình hoàn thiện - có gì sơ xuất rất mong các anh chị bỏ qua)